menu

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại diện nhân viên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đại diện nhân viên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Nên & không nên khi thuyết phục người khác.

 

Bạn muốn ý kiến của bạn được chấp nhận?
Bạn muốn người khác làm theo mong muốn của bạn một cách tự nguyện?
Nếu bạn có tài thuyết phục, công việc và cuộc sống của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Bạn dễ đạt được sự đồng thuận, hỗ trợ của những người xung quanh. Thuyết phục là một kỹ năng cần thiết và bạn nên dành thời gian luyện tập.
Trước tiên, bạn cần hiểu rằng thuyết phục không phải là cố buộc ai đó đồng ý với bạn. Thuyết phục là chia sẻ để đi đến sự đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau, từ đó cùng nhau hợp tác để hướng đến mục tiêu, quyền lợi chung của đôi bên.
Sau đây là một số lưu ý nên và không nên làm khi thuyết phục :

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM

Chuẩn bị kỹ
Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ quan điểm của mình và có những lập luận chặt chẽ cho chúng để có thể tự tin ứng phó với bất kì sự phản biện nào. Giả sử như bạn muốn chứng minh rằng tháp Eiffel cao hơn Tượng Nữ Thần Tự Do, bạn phải chuẩn bị kỹ những chứng cứ rõ ràng, cụ thể.

Tin mà không nghi.

 

Bí quyết:

Không vì tin đồn của một vài người mà dao động, không vì tiểu tiết của người cấp dưới mà nghi ngờ không tin, càng không nên nghe bóng nghe gió mà nghi ngờ vô cớ.

Tin tưởng người được giao việc hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng các thành viên sẽ chung lòng, hết lòng vì lợi ích đơn vị, tạo cơ hội thành công cho người gặp trắc trở, khó khăn.

Phát hiện ý đồ phản bội thật của nhân viên và những kẻ không chung thành và phải có hành động quyết đoán dứt khoát để loại trừ hậu hoạ.

Nhân viên của bạn rất cần sự tín nhiệm của bạn

Dùng người không nghi là một nguyên tắc quan trọng của việc dùng người.

Đàm phán và thương lượng

 

Chào các bạn, có nhiều việc quan trọng cho người làm nhân sự với nhân viên hoặc cấp trên hàng ngày là  đàm phán và thương lượng.
Mình hy vọng bài viếtsẽ làm các bạn đắc ý giống mình

Theo các nhà nhân chủng học, 90% ý nghĩa lời nói đều được truyền tải thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử phi ngôn ngữ được đánh giá cao. Nếu không hiểu được những ý nghĩa phi ngôn ngữ thì sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.
có ba bước trong giao tiếp phi ngôn ngữ:

5 KIỂU NGƯỜI CƠ BẢN TRONG LÀM VIỆC NHÓM

 Tác giả : Hải Minh.

Những bài học và kinh nghiệm rút ra rằng bất cứ ê kíp làm việc hiệu quả nào đều bao gồm 5 kiểu người cơ bản được tạo nên bởi trình độ và khả năng.
Bạn có thể nhận ra bản thân mình trong số đó và nhận ra rằng chỗ thích hợp cho mình trong bất cứ hoạt động của ê kíp làm việc đều phụ thuộc vào ê kíp đó. Trong quá trình cố gắng thiết lập hoạt động mạng và cùng nhau đẩy mạnh công việc kinh doanh chúng ta phải nhận thức rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi cá nhân xung quanh mình và biết vị trí của mình trong quá trình hoạt động.

Ngưòi lập kế hoạch, người đưa ra ý tưởng
Là những người luôn cố gắng tìm ra “một cái gì đó” ở những nơi mà người khác cho là “không có gì cả”. Thường có những ý tưởng “đặc biệt” mặc dù chưa có bất kì cơ sở nào để thực hiện nhưng họ chắc chắn nó sẽ khả thi. Đây là người có tầm nhìn xa và có thể thấy viễn cảnh tương lai đằng sau những khó khăn ban đầu. Mạo hiểm, nhìn ra vấn đề và nhanh chóng đưa ra giải pháp và thường là giải pháp có hiệu quả.

Người đi đầu (hay còn gọi là người tiên phong)
Có tư tưởng cởi mở, sẵn sàng đưa ra và thực hiện các ý tưởng mới. Tiên phong trong việc đưa ra phương pháp khả thi cho các kế hoạch và việc thực hiên các nhiệm vụ, thích tiến hành mọi việc một cách nhanh chóng, hơi mạo hiểm. Có xu hướng tiến hành công việc mà không nghĩ tới hậu quả, luôn nghĩ tới việc biến suy nghĩ thành hành động.
Người phân tích (hay còn gọi là người thẩm định)
Xem xét mọi khía cạnh dù là nhỏ nhất. Phân tích, thách thức và xem xét, họ được coi là người “dội gáo nước lạnh’’ vào các ý tưởng. Thường không phải là những người mạo hiểm và hiếm khi đưa ra ý tưởng mới. Không phản ứng vội vàng, đôi khi lại quá bảo thủ nhưng có lúc sẽ khiến nhóm làm việc phải xem xét lại ý tưởng.
Người tiến hành
Biến kế hoạch thành biện pháp khả thi. Họ muốn ai đó lập kế hoạch hành động để họ tiến hành. Có năng lực và phương pháp, không quan tâm tới các ý kiến xung quanh. Đặc biệt là họ không thích bị lãnh đạo, họ muốn hoàn thành tốt công việc với các phương pháp làm việc cẩn thận, hiệu quả. Công bằng mà nói họ là những “con ong chăm chỉ’’ và là người xúc tiến cũng như tiến hành công việc.
Trợ lý
Nắm rõ nhiệm vụ của dự án tổng thể và mục tiêu lâu dài của công ty, là người giữ vai trò liên lạc, chịu trách nhiệm tiến hành kế hoạch từ khâu này đến khâu khác đồng thời giảm các xung đột, bất đồng xuống mức thấp nhất, hiểu rõ vai trò của các nhân tố trong kế hoạch hoạt động và có khả năng dẫn dắt chỉ đạo ê kíp làm việc khi nảy sinh bất đồng để tiết kiệm thời gian và hoạt động hiệu quả.
Mỗi một phương pháp khác nhau sẽ nảy sinh ê kíp làm việc khác nhau nhưng vẫn cùng một khung thời gian và vai trò của cá nhân tham gia ê kíp đó. Trong thiết lập mạng lưới việc kết hợp sử dụng các thế mạnh để khắc phục đIểm yếu của mỗi cá nhân là một bước quan trọng để phát triển. Giảm xung đột, nuôi dưỡng các ý tưởng và sáng kiến. Thận trọng trong việc học hỏi kinh nghiệm chuyên môn để “thực hiện nhiệm vụ”. Thấy rõ hiệu qủa công việc và chú trọng vào các yếu tố dù là nhỏ nhất. Xác định yếu tố cần thiết của mục tiêu tổng thể. Với tư cách là người lãnh đạo các doanh nghiệp liên doanh, nếu biết coi trọng sự kết hợp các yếu tố chúng ta sẽ thành công.
About these ads

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2023

6 dạng câu hỏi lập luận.

 

Dạng 1 :  Làm Sáng Tỏ Vấn Đề

  • Tại sao bạn nói như vậy.
  • Chúng liên quan gì tới thảo luận này.
  • Bạn nói / hỏi thế với mục đích/ Ý gì.
  • Chúng ta biết được những gì về.

Dạng 2 :  Thăm Dò Giả Định.

  • Chúng ta có giả thiết nào khác không.
  • Bạn có thể xác minh hay phủ định giả thiết này không.
  • Bạn có thể lý giải việc kết luận như vậy không.
  • Điều gì xảy ra nếu.

Dạng 3 : Tìm Lý Do Bằng Chứng:

  • Bạn có thể đưa ra ví dụ
  • Điều này tương đương với cái gì.
  • Bạn biết được nguyên nhân của nó không.
  • Bạn có bằng chứng gì cho câu trả lời của bạn.

Dạng 4 : Về triển vọng và quan điểm :

  • Có gì khác thay thế được không.
  • Có cách nào khác tiếp cận vấn đề không.
  • Bạn có thể lý giải tầm quan trọng của chúng /nó
  • Nó/ chúng.. có lợi ích gì và ai/.. hưởng lợi từ đó

Dạng 5: Giả định và kết quả:

  • Bạn có thể khái quát nó thế nào
  • Kết quả của giả thiết này.
  • Bạn định nói tới điều gì.
  • Nó có ảnh hưởng thế nào.
  • Nó có liên quan gì tới những cái / điều..chúng ta biết.
  • Vì sao nó / chúng.. lại quan trọng.

Dạng 6 : Về chính câu hỏi :

  • Mục đích của câu hỏi này.
  • Bạn biêt tại sao tôi hỏi câu này không?
  • Những câu hỏi này có giúp gì cho chúng ta / ta..