menu

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác nhân tạo sự thay đổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tác nhân tạo sự thay đổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Bí quyết biểu lộ cơn giận một cách tích cực / Hãy tập khẳng định bản thân!

 

Khẳng định bản thân là cách bạn thể hiện cơn giận một cách tích cực, tự tin thể hiện suy nghĩ và mong muốn của mình (assertive). Điều này hoàn toàn khác với chuyện bạn cho phép mình “nổi giận đùng đùng” để thỏa cơn giận và làm tổn thương người khác (aggressive). Khi giận, quả là thật khó để thể hiện bản thân một cách đúng mực. Bạn dễ bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực, kèm theo những phản ứng có hại cho sức khỏe (nóng bừng mặt, tim đập nhanh, run người…) và với tình trạng này bạn khó có thể đưa ra những lập luận vững chắc hoặc phản ứng một cách thích hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn học cách khẳng định bản thân và thể hiện cho người khác biết những mong đợi của mình, những giới hạn, nguyên tắc… chắc chắn bạn sẽ đạt được điều mình muốn và vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp.

Kỹ năng viết.

 

Một bài viết thành công là một bài viết
  • Giới hạn cho nhóm người đọc xác định
  • Có nội dung sắp xếp hợp lý
  • Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục
Quá trình viết một bài văn được chia làm 4 bước:
  1. Chuẩn bị: xác định đề tài, tính xem là bạn sẽ nhắm vào người đọc như thế nào, tìm kiếm tài liệu, thông tin
  2. Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài…
  3. Xem lại: xem qua chủ điểm
  4. Đọc thử: tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn…
Chuẩn bị (1):
Tất cả các dạng bài viết (viết luận, bài thi học kỳ, báo cáo thí nghiệm…) đều nên tuân theo quy trình sau:
:
Giới thiệu (mở bài)
  • Xác định chủ đề
    Nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết trong 1 hoặc 2 câu văn.
  • Xác định người đọc và các bạn sẽ viết để tiếp cận họ
    Ai sẽ đọc bài này? Là thầy cô giáo chấm điểm hay sinh viên hướng dẫn? hay là chỉ là bạn cùng lớp? hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này?...
    Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc
    Tìm giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó
  • Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến
    Thành lập danh sách các ý, từ quan trọng- khoảng 50 từ- những từ, cụm từ là nền tảng giúp bạn nghiên cứu chủ điểm và bắt tay vào viết.
    Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề bạn định viết.

Thuyết trình hiệu quả.

 

Thuyết trình  trước đám đông là tên của rất nhiều cuốn sách. Tâm lý học mổ xẻ chủ đề này đã từ lâu. Vài điều dưới đây góp vài ý nhỏ mọn về việc này.
***
Để đảm bảo quan điểm của bạn được rõ ràng, cần phải biết giảm thiểu những điều bạn nói

1/ Đơn giản:
 Không đánh giá quá cao khả năng tiếp nhận của thính giả. Điều này dễ xảy ra trong chúng ta vì thói quen trong bản năng luôn suy nghĩ người khác luôn giống mình.
Nếu có sai lầm đó, chúng ta sẽ mất khả năng tập trung của thính giả. Thính giả có thể chưa biết điều bạn nói, song luận điểm của bạn đơn giản, dễ hiểu và thẳng thắn thì chúng ta vẫn luôn nhận được sự quan tâm của thính giả.

2/ Ngắn gọn:
Việc khó nhất với người thuyết trình là không biết có nên bỏ hay không những điều bạn thích nói. Chúng ta sẽ mất hay không khí chung sẽ không còn "chất" là sự chú ý của mọi người nếu chủ đề chính lâu được đề cập trực tiếp. Nhưng người thuyết trình cũng cần nhớ, việc nói rộng ra một chút tạo nên sự hấp dẫn của chủ đề chính.

Sáng tạo trong công việc.

 

1 / Việc nhân viên nhận thức thông tin thế quan trọng như chính thông tin đó vậy. Đây chính là hoạt động sáng tạo.
2 /Những ý tưởng sáng tạo có thể củng cố sức mạnh của tập thể ( công ty..)
3/ Chúng cũng góp phần loại bỏ nhũng hạn chế trong công việc.
4/ Lời giải cho vấn đề sáng tạo nằm ở tâm lý của cả một con người.

Phong cách tạo ảnh hưởng.

 

Để tạo ảnh hưởng, cần theo nhưng nguyên tắc sau một cách nghiêm túc: 

1/ Hợp lý hóa : Sử dụng logic . nêu ra , sử dụng những sự kiện thật cùng lý luận . Đồng thời đưa ra những dẫn chứng mà mọi người không thể không đồng tình.

2/ Khẳng định : Dựa trên quy tắc, pháp luật và thẩm quyền. Thử thách ý tưởng của người khác khi họ không đồng tình với bạn. Gây áp lực buộc những người khác đồng tình quan điểm của bạn.

3/ Đàm phán : Tìm kiếm sự thỏa hiệp & nhựng nhượng bộ để đạt được những kết quả đáp ứng mối quan tâm lớn của bạn. Tạo sự cân bằng và trao đổi để đáp ứng mối quan tâm lớn hơn. Trì hoãn các cuộc thảo luận tới khi có thời gian thuận lợi hơn.

4/ Cảm hứng : Khuyến khích người khác hoàn thành nhiệm vụ bằng cách chia sẻ và khơi gợi khả năng của họ. Bạn có thể truyền cảm hứng với những câu chuyện.

5/ Bắc cầu : Bạn có thể tạo ảnh hưởng bằng cach kết nối quan hệ với người khác dựa trên sự có đi có lại.

Làm việc với người khó tính.

 Đã bao giờ bạn phải bức xúc thốt lên những câu như “Giá mà tôi không phải làm việc cùng với anh A hay cô B…”? Quả thật, làm việc với những đồng nghiệp, sếp hay khách hàng khó tính không dễ chút nào, đôi khi điều này còn tạo ra những cảm xúc tiêu cực, làm giảm năng suất làm việc của bạn nữa. Tuy nhiên, nếu bạn chinh phục được những đối tượng này, công việc của bạn và cả nhóm sẽ hiệu quả hơn, thành công hơn và bạn sẽ cảm thấy ngày càng tự tin, trưởng thành hơn rất nhiều…

Bạn có thể rèn luyện một số bí quyết sau đây để làm việc hiệu quả với những người “trái tính, trái nết” này.
Nhận diện những người khó tính
Trước tiên, bạn cần phải nhận diện được những người thật sự khó tính bởi vì có những người chỉ khó tính nhất thời khi họ đang trong giai đoạn “sáng nắng chiều mưa” vì một vấn đề nào đó. Vậy để nhận diện được những người thật sự khó tính bạn phải bình tĩnh dành thời gian xem xét hay hỏi nhận định của những người chung quanh như:
- Có phải anh A hay cô B lúc nào cũng khó tính như vậy hay không, hay chỉ trong một số tình huống và đối tượng nhất định?