menu

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cộng sự chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cộng sự chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023

" Chính trị" nơi công sở.

 

Trước tiên ta phải hiểu “chính trị” nơi công sở là gì.
“Chính trị” nơi công sở là những chiến lược được dùng để tạo lợi thế cho bản thân hoặc cho một mục đích nào đó. Thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực là những chiến lược nhằm tìm kiếm những lợi ích bằng việc lợi dụng hoặc “chơi xấu” và vì thế tác động tiêu cực đến môi trường làm việc, các mối quan hệ trong công sở.
"Chính trị" nơi công sở có rất nhiều mặt tích cực, và nếu bạn biết sử dụng “chính trị” nơi công sở một cách tích cực thì bạn sẽ gặp thuận lợi hơn trong công việc và cũng dễ thành công hơn.
Bạn có muốn hay không thì “chính trị” nơi công sở vẫn tồn tại mỗi ngày, vậy thì hãy đón nhận và sử dụng “chính trị” nơi công sở một cách tích cực bạn sẽ có được những thành quả đáng kể…
Để tận dụng “chính trị” nơi công sở một cách tích cực, trước tiên bạn cần chấp nhận sự thật rằng đây là một phần không thể thiếu trong môi trường làm việc. Bạn cần vạch ra những chiến lược giúp giải quyết những biểu hiện “chính trị” diễn ra xung quanh.

Các kiểu giải quyết tranh chấp.

 










Chào các bạn!
Tranh chấp là bản chất của cuộc sống. Vì vậy, giải quyết tranh chấp luôn là việc quan trọng phải làm với mọi người nói chung và người làm nhân sự nói riêng.
Mình mong bài viết được mình sưu tầm dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho các bạn

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Các lý thuyết về động viên tinh thần làm việc của nhân viên.

 

Lời tựa : Với người lao động nói chung và người làm nhân sự nói riêng, việc biết tổ chức, doanh nghiệp mình  đang áp dụng lý thuyết nào để động viên tinh thần làm việc rất quan trọng vì nó giúp bản thân nhân viên điều chỉnh để dễ dàng làm việc tốt hơn và thích hợp với tổ chức.

1/ Lý thuyết cổ điển:

Về sự động viên được Taylor và các tác giả trong trường phái lý thuyết quản trị một cách khoa học nêu lên vào đầu thế kỷ trước . Taylor cho rằng một trong những công việc quan trọng mà các nhà quản trị phải làm là phải bảo đảm công nhân sẽ thực hiện những công việc thường xuyên lập đi lập lại một cách nhàm chán nhưng với hiệu quả cao nhất. Để bảo đảm điều đó, nhà quản trị phải tìm ra cách làm tốt nhất để dạy cho công nhân, và dùng các kích thích về kinh tế như tiền lương và tiền thưởng.

Hoàn thiện kỹ năng đánh giá con người.

 

A / Nhng sai lm có th mc ph
Các nhà lãnh đạo là những con người bình thường. vì thế, họ có thể có những quyết định rất con người khi tuyển dụng nhân sự, những quyết định thường dẫn tới sai lầm

Nhìn thấy một nhà lãnh đạo cấp trung diễn thuyết khá hấp dẫn trước một nhóm các đồng nghiệp và cho rằng anh ta có khả năng lãnh đạo ở cấp cao hơn.

Đọc một bản kế hoạch chiến lược phát triển táo bạo rồi kết luận rằng, người viết ra bản kế hoạch đó hoàn toàn có khả năng biến nó thành hiện thực.

Cảm thấy tin tưởng một cách cảm tính vào một người quản lý nào đó và giao phó hoàn toàn sự thành công  cho anh/cô ta.
Hoặcoàn toàn mất đi niềm tin vào năng lực của một nhà lãnh đạo nếu như anh/cô ta thất bại trong một kế hoạch.
   
B/ Sự đánh giá sai lầm đồng nghĩa với sự thất bại
Do luôn phải chịu sức ép lớn trong công việc và bị hạn chế về thời gian nên dường như một số lỗi lầm khi đánh giá con người là điều không thể tránh khỏi. 
Tuy nhiên, đánh giá năng lực con người trong một tổ chức là điều rất quan trọng và do đó không thể dựa vào thông tin hoàn toàn mang tính cảm giác và không đầy đủ.
 
Trong mỗi trường hợp, nếu những người chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự có sự cẩn trọng hợp lý để thu thập các thông tin và xem xét đánh giá nó một cách khách quan, thì những người được tuyển dụng sẽ được đánh giá đúng và được sắp xếp vào các vị trí trong công ty một cách phù hợp. Sự thật về một cá nhân thường không lộ rõ ra ngoài và không dễ biết được, nhưng điều đấy không có nghĩa là hoàn toàn không thể nắm bắt. ‎
 
Nắm bắt sự thật
Thực hiện những đánh giá chính xác và đầy đủ về con người đòi hỏi những yêu cầu sau:
- Trước hết là tập hợp đầy đủ các thông tin cần thiết.
 
- Khả năng nắm bắt của bạn về năng lực và tài năng thật sự của con người có thể bị hạn chế bởi không gian và thời gian bạn tiếp xúc với họ. Ví dụ, như cơ hội duy nhất để bạn biết được một nhà quản lý làm việc như thế nào là quan sát anh ta điều hành trong một cuộc họp. 
 
- Phát triển và áp dụng một quy trình nghiêm ngặt
 
- Khi tiếp cận với những người có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, bạn cần đặt những câu hỏi mang tính tìm hiểu và thực hiện việc đánh giá và suy luận một cách khách quan. Bạn cũng cần thu thập những sự thật xác thực và những bằng chứng cụ thể.
 
- Cần có thói quen hỏi những câu hỏi như: vai trò thật sự của nhân viên trong các sáng kiến là gì?
 
- Cần ghi nhớ rằng không có ai là hoàn thiện.
 
Nghiên cứu và phân tích các thông tin nhận được, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi người đều có những khuyết điểm khiến bạn hoài nghi về khả năng phát triển của họ trong tương lai. 
Bạn cần giúp những người này ý thức được những yếu điểm đó nhưng đừng nên hy vọng họ có thể loại bỏ chúng hoàn toàn. 
Thay vào đó hãy tập trung vào sở trường và thiên hướng của họ để đưa ra những quyết định tuyển dụng, thăng tiến phù hợp. 
Bạn có thể mất rất nhiều công sức mới có thể tìm ra được khả năng nổi trội của một người nào đó để đặt họ vào một vị trí phù hợp.
 
C/ Tiếp tục theo dõi
 

Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra khả năng, bạn vẫn cần phải tiếp tục theo dõi thêm một khoảng thời gian nhất định và có kế hoạch thử thách nhân viên đó từ những việc dễ đến việc khó để kiểm chứng. Đến lúc này mới có thể khẳng định công việc đánh giá một con người của bạn tạm hoàn tất.

 
Mặc dù, đôi lúc bạn có thể gặp may mắn, nhưng những quyết định cảm tính không dựa trên các thông tin cần thiết không nên thường xuyên áp dụng.

The end

Để việc đào tạo có hiệu quả

 

" 1. Không biết  mình không có kỹ năng .
  2. Biết mình không có kỹ năng.
  3.Biết mình có kỹ năng .
  4. Không biết mình có kỹ năng " 

Tạo ảnh hưởng.

 

Tạo ảnh hưởng là việc bắt buộc phải làm với những vị trí quản lý . Có năm phong cách tạo ảnh hưởng .

1/ Phong cách duy lý : 

Đây là phong cách mà cá nhân dùng những suy nghĩ logic ( thiên về lý) , thực tế và kinh nghiệm bản thân cùng các lý giải trong diễn tả hàng ngày.
Dùng lối ảnh hưởng này, cá nhân phải lưu ý tới cảm giác của người nghe. Khi họ cảm thấy bị áp đảo, ý kiến của họ không được lắng nghe thì cách này không có tác dụng.
Vì dùng "lý", nên cá nhân dựa trên các dữ liệu chứ không phải cảm xúc của mình, điều này dễ bỏ qua những cảm xúc và có thể bị coi là hiếu thắng, tự tôn.

2/ Phong cách quyết đoán :
Cá nhân dùng phong cách này thường dựa vào sự tự tin cá nhân, các quy tắc, luật, quyền lực . Theo phong cách này là cô gắng dập tắt những ý kiến trái ngược, ép buộc.
Phong cách này nguy hiểm ở chỗ mọi người tuy đồng ý nhưng khi hành động họ lại không hành động như người đó muốn.
Vì vậy, phải cẩn trọng khi dùng phong cách này.

3/ Phong cách thương lượng :

Dựa vào các thỏa hiệp, thương lượng, nhượng bộ nhằm thỏa mãn các mục đích cao hơn. họ sẵn sàng trì hoãn mọi việc và chờ đợi thời cơ chín muồi.
Song phong cách này sẽ kh6ng hiệu quả khi mọi người thắc mắc về mục đích chính của người gây ảnh hưởng. Điều này sẽ có nếu thương lượng quá nhiều, đánh mất cái nhìn quan trọng hoặc bỏ qua những thứ rất quan trọng.

4/ Phong cách truyền cảm hứng: 

Bằng cách gây tác động tới mọi người bằng cách kết nối và xây dựng một viễn cảnh chung .
Gần như đây là phong cách hiện đại . được nhiều người tin dùng.
Phong cách này không hiệu quả khi ngay từ đầu mọi người đã thiếu tin tưởng .

5/ Phong cách kết nối :

Cố gắng chiếm được niềm tin của người khác bằng cách giao kết và gắn bó với họ.
Liệu có nên phụ thuộc vào nguyên tắc " có đi có lại" , xây dựng liên minh và sử dụng các mối liên hệ để khiến mọi người đồng ý với bạn ?.

Xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức.

 

Muốn xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức cần nhớ nguyên lý của thế ba chân vạc: 
-  Biết cách thể hiện ý chí.
- Chăm lo phát triển nhân sự. 
- Thể hiện cảm xúc tình người.
Ba yếu tố này phải cân bằng để có được sự bền vững 
1/ Phải biết cách thực thi quyền lực
Khi nghiên cứu cách thức các nhà lãnh đạo tài năng tiến hành công việc, các nhà tâm lý học đi đến kết luận, động cơ khiến người ta nỗ lực để đạt được vị trí quản lý cao là do nhu cầu quyền lực. Trò chơi quyền lực là một phần của quản lý.
Người tìm kiếm quyền lực có thể dựa vào nỗ lực bản thân để có vị trí thực hiện quyền lực trên nhiều người. Vì sự thỏa mãn việc thực thi quyền lực nên người quản lý cấp cao không muốn chia sẻ quyền lực cho quản lý cấp dưới - những người mà một ngày nào đó có thể thay thế họ. 
Tương tự, các nhà quản lý cấp dưới, một mặt muốn chia sẻ quyền lực với cấp trên, mặt khác không muốn chia sẻ quyền lực với cấp thấp hơn. Ðiều này khiến sự hợp tác giữa cá nhân không phát triển được. 
Ðể hạn chế , các nhà quản lý phải được huấn luyện để có thể thực thi quyền lực thích hợp theo mỗi tình huống trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với nhau trong tổ chức. Giúp họ nhận ra quyền lực thực sự là kiến thức, kỹ năng và sức mạnh của tính cách cá nhân chứ không phải từ vị trí. 
Hơn nữa, quá dựa vào quyền lực từ vị trí của mình mang lại có thể làm cho tinh thần học hỏi thăng tiến nghề nghiệp của nhà quản lý bị thui chột. 

Ngoài ra, nếu biết  thiếu kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc, các nhà quản lý cần phải biết làm thế nào để chia sẻ quyền lực với nhân viên nhằm đạt được kết quả tốt nhất. 
Mặt khác, nếu có đủ kỹ năng và tính cách để tiến hành công việc đạt kết quả, các nhà quản lý phải biết tránh thực thi quyền lực mà mình không có. 
2/ Quản lý là gánh vác trách nhiệm
Nhiều người mong ước đạt được vị trí quản lý cao là để hưởng lương cao, được nhiều bổng lộc chứ không phải nhằm đạt được thành quả công việc tốt hơn. 
Không mong muốn đạt được thỏa mãn từ thành quả của người dưới quyền hay đồng nghiệp là cản trở lớn trong việc xây dựng tinh thần hợp tác của tổ chức. Thật vậy, chỉ những ai có ước muốn tác động tích cực đến thành quả lao động của người khác và nhận lấy trách nhiệm, khuyến khích người khác đạt được thành quả tốt hơn mới chú ý nâng cao kỹ năng quan hệ nhân sự. 
Nhu cầu mạnh mẽ về tâm lý muốn tác động đến thành quả lao động của người khác hay nhu cầu quản lý là yếu tố tiên quyết để xác định xem một người sẽ học và ứng dụng trong công việc thực tế như thế nào. Ðây là một trong những lý do giải thích vì sao một học giả nổi tiếng chưa hẳn là một người dạy học giỏi, một kỹ sư có trình độ chuyên môn tuyệt vời không thể giám sát công việc tốt hơn một kỹ sư bình thường và một người bán hàng thành công lại không phải là một người quản lý bán hàng giỏi. 
Ðiều chính yếu là họ thiếu khả năng tác động đến người khác, thiếu động cơ và khí chất để khiến cho người khác thực hiện tốt công việc. Không thể thông qua nỗ lực của một cá nhân để bù lại thành quả công việc chất lượng thấp của người khác. 
3/ Cảm xúc và tinh thần hợp tác
Chuyện cảm thông hay khả năng đặt mình vào vị trí của người khác khi cùng làm việc với nhau trong một tổ chức là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển tính hợp tác của một tổ chức. 
Nhiều người có khả năng học các phương pháp và kỹ thuật quản lý nhưng lại thất bại vì không tạo được mối quan hệ với những người khác trong một tập thể. Họ mạnh về mặt lý trí nhưng thiếu khả năng cảm nhận, thiếu cảm xúc, nên không thể nhận ra những tình cảm không nói thành lời của người khác. Những người này không thể nào học từ chính kinh nghiệm của mình để cảm thông, một yếu tố tiên quyết để thu phục lòng nhiệt thành hợp tác của người khác.

NHỮNG MÓN QUÀ VÔ GIÁ !

 

Có những món quà .. bạn không cần phải mua .. nhưng lại vô cùng ý nghĩa và có giá trị lớn lao .. khi bạn trao tặng cho bạn bè, người thân và cho cả chính bạn...

Món quà của SỰ LẮNG NGHE :
Hãy thật sự lắng nghe, chia sẻ những nỗi đau, tâm sự vui buồn cùng người khác. Hãy lắng nghe không chỉ bằng đôi tai mà bằng tất cả tấm lòng.

Món quà của SỰ QUAN TÂM :
Hãy dành thời gian để quan tâm đến người thân, bạn bè đồng nghiệp, xem những vấn đề của họ như là của chính bạn. Hãy để mọi người cảm nhận tình cảm của bạn qua những hành động bạn thể hiện hàng ngày.

Cửa sổ Johari

 

Lý thuyết này được Joseph Luft Và Hari Ingham .
Theo lý thuyết này thì :
1/ Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ  thông tin về bản thân.
2/ Có thể tự hiểu về bản thân và những vấn đề của bản thân bằng phản hồi của người khác.

Nếu mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp hiểu lý thuyết này, thì họ sẽ biết cách nhận và phản hồi thông tin, biết cách bộc lộ bản thân để tinh thần làm việc nhóm và  sự đoàn kết cao hơn.

Căn cứ hình trên . chúng ta thấy  đường chéo của cửa sổ - Việc chia sẻ thông tin rất quan trọng vì khi đường chéo dài ra thì cửa sổ sẽ rộng ra , nó sẽ giúp việc kể hay hỏi- một việc khó làm khi mới làm quen  dễ dàng hơn.

Cửa sổ phản ánh thực về mối quan hệ.  

Tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

 

Theo quy luật tâm lý, niềm vui công việc là một động lực quan trọng nhất để nhân viên làm việc .
Có 6 ( sáu ) cách tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

1/ Tạo điều kiện cho nhân viên làm lãnh đạo :
Cách làm này đem đến một môi trường sáng tạo bình đẳng. Chúng ta cần tăng cường sức mạnh của công ty và vai trò lãnh đạo với một mức độ thích hợp ( về thời điểm, công việc, có thể không liên tục...) luôn cần thiết .
Tổ chức các  buổi teambulding là một hình thức tạo điều kiện để nhân viên lãnh đạo.

7 bước để làm chủ cảm xúc.

 

Làm chủ cảm xúc là điều kiện rất quan trọng cho người làm nhân sự. Người làm chủ cảm xúc sẽ xử lý sự việc hợp lý, hợp tình..
Bài viết sau có thể cho người đọc một vài gợi ý .


Bước 1. Nhận thức vấn đề
Bước đầu tiên là nhận thức được cảm xúc của bản thân mình. Điều này có vẻ khá mơ hồ nhưng là bước cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi bạn đang lái xe và có người khác bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể thể hiện sự bực tức bằng cách hét lên với người lái xe kia… Hãy nhận biết cảm xúc của mình và điều gì gây ra cho bạn cảm xúc ấy.

4 vai trò cần hướng tới.

 Để phát triển nghề nghiệp, nhân viên nhân sự cần hướng tới 4 vai trò :


1/ Cộng sự chiến lược ( với lãnh đạo doanh nghiệp).

- Có thể kết hợp chiến lược kinh doanh với các chính sách nhân sự
- Có ý thức cạnh tranh.
- Hường tới khách hàng.
- Phát triển sự nhạy bén về kinh doanh.

2/ Chuyên gia quản lý :

- Quản lý hiệu quả các hoạt động nhân sự.
- Tái cấu trúc các hoạt động nhân sự qua việc áp dụng công nghệ mới.
-Thiết kế, hợp lý hóa các tiến trình làm việc.
- Cải tiến liên tục tất cả các tiến trình tổ chức.
- Đánh giá kết quả nhân sự dựa trên hiệu quả làm việc về chi phí và chất lượng.
- Tạo ra các giá tri gia tăng cho tổ chức.

3/ Đại diện nhân viên : 

- Tiếng nói của nhân viên trong các thảo luận và ra quyết định của lãnh đạo.
- Công bằng và nguyên tắc.
- Đảm bảo các lo lắng , quan tâm của nhân viên được lắng nghe.
- Giúp nhân viên tìm ra cách thức, phương pháp mới hoàn thành cộng việc.

4/ Tác nhân của sự thay đổi : 

- Quản lý sự thay đổi trong chức năng nhân sự.
- Phát triển kỹ năng tạo ảnh hưởng.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.