menu

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyên gia quản lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyên gia quản lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

6 kiểu lãnh đạo.

 Chào các bạn, khi đã đi làm, chỉ có hai hình thức cho tất cả mọi người. Hoặc mình là người  lãnh đạo và bị lãnh đạo. Hai là người chỉ bị lãnh đạo.

Có 6 kiểu lãnh đạo . Tùy nơi, tùy người mà chúng có thể được áp dụng duy nhất hoặc tổng hợp. 

Cách áp dụng sáng tạo, kết hợp, tùy nơi, tùy người, tùy lúc. tùy việc khó nhất nhưng sẽ làm doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phát triển, bền vững.
Sau đây là 6 kiểu lãnh đạo đó: 

Những kỹ năng quản lý cơ bản.

 

1/ Kỹ năng nắm bắt nhu cầu đặc trưng của các vị trí

Trong mỗi tổ chức, mỗi thành viên đều có yêu cầu & đặc trưng công việc riêng biệt, vì vậy, người quản lý, lãnh đạo phải :
_ Biết nhu cầu & những đặc trưng của bản thân.
_Nhận biết nhu cầu & đặc trưng của từng thành viên trong tổ chức. Việc này dễ dàng giúp người lành đạo dễ dàng hơn trong việc cộng tác với mỗi thành viên ở góc độ cá nhân để giúp họ phát huy khả năng của mình.
_ Sự gắn kết này hỗ trợ quá trình hoàn tất công việc và lập kế hoạch.
_ Ngoài ra còn tạo lòng tin.

Nhà quản lý có thể tìm hiểu những thông tin sau để có những nhu cầu, đặc trưng

Thế nào là quản lý ?

 1/ Khái niệm


Quản lý là một phương thức làm cho hoạt động hướng tới mục tiêu được hoàn thành với một hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác.
 Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản lý có thể sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát.
Quản lý là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát nhân, tài, vật lực và thông tin của một tổ chức một cách có ích và có hiệu quả nhằm theo đuổi những mục tiêu của tổ chức. 

Hiệu quả của quản lý
Kết quả quá trình quản lý là đầu ra của quá trình đó theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó.
Khi so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, chúng ta có khái niệm hiệu quả. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được cao hơn so với chi phí; và hiệu quả thấp khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được. 

Hoạt động quản lý có hiệu quả khi:
- Đầu vào giảm và đầu ra giữ nguyên
- Đầu vào giữ nguyên và đầu ra tăng lên
- Đầu vào giảm và đầu ra tăng lên
So sánh hiệu quả và kết quả:
- Hiệu quả gắn liền với phương tiện, trong khi kết quả gắn liền với mục tiêu thực hiện, hoặc mục đích;
- Hiệu quả là làm được việc, còn kết quả là làm đúng việc;
- Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra.
Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản lý chính là vì muốn có hiệu quả; và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản lý.
Quá trình quản lý
-  Hoạch định gồm việc định rõ những mục tiêu của tổ chức, thiết lập một chiến lược toàn bộ để thực hiện những mục tiêu và phát triển một hệ thống gồm những kế hoạch hạ cấp để tổng hợp và phối hợp những hoạt động.
-   Tổ chức gồm việc xác định những nhiệm vụ phải làm, ai sẽ thực hiện những nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ đó được tập hợp như thế nào, ai báo cáo cho ai, và những quyết định được làm ra ở đâu.
-  Điều khiển bao gồm việc động viên những người dưới quyền, điều khiển những hoạt động của những người khác, chọn lọc một kênh thông tin hiệu nghiệm nhất, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, thay đổi,…
-   Kiểm tra bao gồm các công việc theo dõi các hoạt động, so sánh với mục tiêu đặt ra và điều chỉnh, sửa chữa những sai lệch so với mục tiêu.

Thông tin công việc.

 

 một doanh nghiệp, xây dựng các bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc có chất l­ượng tốt có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả nguồn nhân lực
  Tuy nhiên, việc truyền đạt những tài liệu này tới tất cả mọi ngư­ời trong tổ chức còn quan trọng hơn.
.
 Truyền đạt các tài liệu tới nhân viên là một quá trình liên tục, bởi vì chúng thư­ờng xuyên đư­ợc cập nhật. Không thể chờ cho đến khi các tài liệu đã hoàn tất mới phổ biến đến các nhân viên. 

Việc truyền đạt có thể bắt đầu bằng quá trình phân tích công việc thông qua việc lôi cuốn các nhân viên tham gia vào phát triển bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc của họ. 

Một vài ph­ương pháp mà công ty nhỏ có thể áp dụng để truyền đạt các tài liệu công việc tới các nhân viên : 

 Lôi cuốn sự tham gia của nhân viên
  Lôi cuốn những ng­ười đảm nhiệm công việc, những ngư­ời quản lý trực tiếp và các nhân viên có liên quan tham gia vào quá trình phân tích công việc là rất quan trọng. Bởi họ là nguồn thông tin và là những ngư­ời sẽ triển khai thực hiện các tài liệu công việc đã đ­ược xây dựng. 

 Sổ tay hư­ớng dẫn 
 Có thể truyền đạt bằng cách tập hợp toàn bộ các bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc của tất cả các vị trí công việc hiện tại (và tư­ơng lai) vào trong sổ tay h­ướng dẫn của công ty và cho phép tất cả các nhân viên tiếp cận với chúng. 

 Bảng thông báo 
 Bảng thông báo của công ty là một ph­ương pháp khác để truyền đạt cho nhân viên. Có thể đ­ưa lên bảng thông báo các tài liệu công việc hoặc bất cứ sự thay đối nào trong tài liệu công việc. Để thực hiện có hiệu quả việc này, cần phải có các quy tắc về việc sử dụng bảng thông báo của công ty. Bảng thông báo cần phải đ­ược đặt tại các khu vực mà tất cả các nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận. 

 Bản tin 
 Một số công ty thư­ờng xuyên phân phát bản tin tới các nhân viên của mình. Bản tin có thể bao gồm các tài liệu công việc và nó là một công cụ quý báu phục vụ cho việc truyền đạt thông tin đến các nhân viên. 

 Ch­ương trình định hu­ớng nhân viên 
 Ch­ương trình này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ng­ười mới vào làm việc ở công ty. Các ch­ương trình định h­ướng cũng là một công cụ phục vụ cho việc cập nhật những thay đối trong các tài liệu công việc của các nhân viên hiện có.

Cuối cùng, để công việc tiến hành đ­ược hiệu quả, ai là ng­ười truyền đạt thông tin? 
Sẽ không hiệu quả nếu ngư­ời phụ trách quản lý nguồn nhân lực hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng và truyền đạt các tài liệu công việc. 
Xét cho cùng thì ng­ười phụ trách quản lý nguồn nhân lực không thể hiểu biết công việc của từng công nhân bằng những ng­ười giám sát trực tiếp hay các trư­ởng phòng/bộ phận. Sau khi các tài liệu công việc đã đư­ợc xây dựng xong thì các trưởng phòng/bộ phận (nếu có) cũng sẽ sử dụng chúng như­ là công cụ để quản lý công nhân của họ. Vì vậy, việc các trư­ởng phòng/bộ phận tham gia vào việc xây dụng và truyền đạt những tài liệu công việc này là rất quan trọng

11 KIỂU SẾP PHỔ BIẾN

 

Đây là kiểu sếp nào !
                                             
 1. Sếp nhìn xa trông rộng:

Đặc điểm: Nắm rõ các xu hướng của tương lai và chèo lái công ty đi đúng hướng. Có phong cách lãnh đạo như Steve Jobs.
Điểm mạnh: Tạo ra một môi trường làm việc đầy sáng tạo, nơi mà các nhân viên của bạn tin rằng họ hoàn toàn có thể làm được những điều tưởng như không thể.
Điểm yếu: Bạn dễ mất kiên nhẫn với những người không thể giúp bạn biến giấc mơ thành hiện thực.

2. Sếp nguyên tắc

Đặc điểm: Tin rằng việc chấp hành các quy định, nguyên tắc sẽ dẫn tới thành công.
Điểm mạnh: Là người thắng thắn và dễ làm việc.