1/ Kỹ năng nắm bắt nhu cầu đặc trưng của các vị trí
Trong mỗi tổ chức, mỗi thành viên đều có yêu cầu & đặc trưng công việc riêng biệt, vì vậy, người quản lý, lãnh đạo phải :_ Biết nhu cầu & những đặc trưng của bản thân.
_Nhận biết nhu cầu & đặc trưng của từng thành viên trong tổ chức. Việc này dễ dàng giúp người lành đạo dễ dàng hơn trong việc cộng tác với mỗi thành viên ở góc độ cá nhân để giúp họ phát huy khả năng của mình.
_ Sự gắn kết này hỗ trợ quá trình hoàn tất công việc và lập kế hoạch.
_ Ngoài ra còn tạo lòng tin.
Nhà quản lý có thể tìm hiểu những thông tin sau để có những nhu cầu, đặc trưng
- Tại sao họ tham gia vào vị trí công việc đó.
- Họ trông đợi gì vào chương trình của nhà quản lý.
- Mối quan tâm chính của họ.
- Những kế hoạch của họ trong thời gian tới.
Yếu tố con người luôn quan trọng vì nó sở hữu các kiến thức, kỹ năng mà công việc cần tới. Khi tận dụng các kiến thức, kỹ năng của các thành viên trong công việc, các nhà quản lý đã giúp các thành viên học hỏi thêm kinh nghiệm và cải thiện kỹ năng của mình.
Vì vậy nên :
- Thường xuyên cập nhật thông tin, năng lực các thành viên.
- Chú ý tới mục tiêu , nguồn lực của tổ chức.
- Lưu giữ, quan tâm tới lý lịch các thành viên.
- Tìm hiểu kỹ năng, mối quan tâm, năng lực mỗi thành viên.
- Cải thiện kỹ năng tiếp nhận :
- Tập trung lắng nghe 1 cách tỷ mỷ.
- Ghi chép phác thảo thông tin.
- Đưa ra câu hỏi & trình bày lại nhựng thông tin tiếp nhận được.
- Đảm bảo mọi người luôn lắng nghe bạn trình bày.
- Trình bày rõ, mạch lạc.
- Sử dụng biểu đồ minh họa nếu cần thiết.
- Yêu cầu người nghe ghi lại thông tin quan trọng.
- Khuyến khích người nghe đưa ra câu hỏi, trình bày những thông tin đã đề cập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét