Khẳng định bản thân là cách bạn thể hiện cơn giận một cách tích cực, tự tin thể hiện suy nghĩ và mong muốn của mình (assertive). Điều này hoàn toàn khác với chuyện bạn cho phép mình “nổi giận đùng đùng” để thỏa cơn giận và làm tổn thương người khác (aggressive). Khi giận, quả là thật khó để thể hiện bản thân một cách đúng mực. Bạn dễ bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực, kèm theo những phản ứng có hại cho sức khỏe (nóng bừng mặt, tim đập nhanh, run người…) và với tình trạng này bạn khó có thể đưa ra những lập luận vững chắc hoặc phản ứng một cách thích hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn học cách khẳng định bản thân và thể hiện cho người khác biết những mong đợi của mình, những giới hạn, nguyên tắc… chắc chắn bạn sẽ đạt được điều mình muốn và vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp.
Cơn giận có sức mạnh riêng của nó, kể cả tích cực hay tiêu cực. Nếu không biết kiểm soát, nó có thể gây tổn hại đến các mối quan hệ, công việc và nhất là sức khỏe của bạn.
Ngược lại nếu bạn biết cách biểu lộ cơn giận bằng những hành động mang tính xây dựng, bạn sẽ tạo ra được những thay đổi tích cực và giải quyết mọi việc hiệu quả hơn.Chủ động trong việc quản lý cơn giận sẽ giúp bạn duy trì cảm xúc lành mạnh nhằm tránh những tổn thương hoặc mối đe dọa không cần thiết. Quyền LỰA CHỌN là CỦA BẠN.
Điều bạn cần rèn luyện mỗi ngày để biết cách biểu lộ cơn giận một cách tích cực chính là kỹ năng khẳng định bản thân.
Hãy khám phá những bí quyết sau đây để giúp bạn rèn luyện kỹ năng khẳng định bản thân.
- Hãy xác định những điều bạn mong muốn, bạn cần và không ngại nói ra những điều đó. Bạn hãy tập thẳng thắn nói ra chứ đừng bắt người khác phải đoán đúng ý của bạn. Bạn nhớ bình tĩnh tìm cách đáp ứng nhu cầu của mình mà không làm tổn hại đến nhu cầu của người khác. Một khi bạn không làm tổn hại đến nhu cầu của người khác, bạn có quyền nói và làm những gì bạn muốn
- Cho phép bản thân nóng giận nhưng luôn thể hiện sự tôn trọng người khác. Nói những điều bạn nghĩ nhưng theo cách không làm tổn thương người khác và luôn kiểm soát cảm xúc của mình
- Để tập biểu lộ cơn giận một cách tích cực, bạn có thể theo 4 bước gợi ý sau đây:
- 1. Mô tả sự việc: Hãy nói chính xác suy nghĩ của bạn về tình huống xảy ra hoặc vấn đề nào đó
Ví dụ: “Này A, chi phí sản xuất của tháng này cao hơn 23% so với mức trung bình. Tôi rất ngạc nhiên khi biết tin này bởi vì anh không hề báo trước cho tôi biết…” - 2. Mô tả cảm xúc của bạn: nói rõ bạn cảm thấy như thế nào, thể hiện rõ ràng cảm xúc của bạn…
Ví dụ: “Hành động của bạn khiến tôi thất vọng và có cảm giác như bạn không hề hiểu hoặc không đánh giá cao tầm quan trọng của việc kiểm soát tài chính của công ty” - 3. Nói rõ nhu cầu của bạn: Hãy nói rõ cho người khác biết bạn cần gì để họ không phải “đoán già đoán non”
Ví dụ: “Tôi muốn bạn trung thực với tôi và cho tôi biết khi nào chúng ta bắt đầu vượt quá ngân sách và hướng giải quyết” - 4. Chỉ ra kết quả: mô tả những kết quả tích cực sẽ đạt được nếu họ đáp ứng những điều bạn yêu cầu
Ví dụ: “Tôi ở đây để giúp bạn trong khả năng của mình. Nếu bạn tin tưởng tôi thì chúng ta có thể cùng nhau xoay chuyển tình thế”
Bạn có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng khẳng định bản thân. Dĩ nhiên là kết quả sẽ không có trong “một sớm một chiều” nhưng bằng cách luyện tập những phương pháp trên đây, bạn sẽ dần trở nên tự tin hơn để thể hiện những nhu cầu và mong muốn của mình. Khi bạn đã phát triển được kỹ năng khẳng định bản thân, năng suất và hiệu quả làm việc của bạn cũng tăng cao. Hãy bắt đầu rèn luyện ngay hôm nay để thấy được kỹ năng khẳng định bản thân hỗ trợ bạn như thế nào khi làm việc với người khác để hoàn thành công việc, giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp. - 1. Mô tả sự việc: Hãy nói chính xác suy nghĩ của bạn về tình huống xảy ra hoặc vấn đề nào đó
- Sưu tầm & chỉnh sửa.
Nguồn. http://www.happyclick.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét