Đã bao giờ bạn phải bức xúc thốt lên những câu như “Giá mà tôi không phải làm việc cùng với anh A hay cô B…”? Quả thật, làm việc với những đồng nghiệp, sếp hay khách hàng khó tính không dễ chút nào, đôi khi điều này còn tạo ra những cảm xúc tiêu cực, làm giảm năng suất làm việc của bạn nữa. Tuy nhiên, nếu bạn chinh phục được những đối tượng này, công việc của bạn và cả nhóm sẽ hiệu quả hơn, thành công hơn và bạn sẽ cảm thấy ngày càng tự tin, trưởng thành hơn rất nhiều…
Bạn có thể rèn luyện một số bí quyết sau đây để làm việc hiệu quả với những người “trái tính, trái nết” này.
Nhận diện những người khó tính
Trước tiên, bạn cần phải nhận diện được những người thật sự khó tính bởi vì có những người chỉ khó tính nhất thời khi họ đang trong giai đoạn “sáng nắng chiều mưa” vì một vấn đề nào đó. Vậy để nhận diện được những người thật sự khó tính bạn phải bình tĩnh dành thời gian xem xét hay hỏi nhận định của những người chung quanh như:
- Có phải anh A hay cô B lúc nào cũng khó tính như vậy hay không, hay chỉ trong một số tình huống và đối tượng nhất định?
- Anh A hay cô B thật sự khó tính hay do bạn đang quá nhạy cảm với thái độ & cách cư xử của họ vì một lý do cá nhân nào đó?
- Anh A hay cô B thật sự khó tính hay do bạn đang quá nhạy cảm với thái độ & cách cư xử của họ vì một lý do cá nhân nào đó?
Nếu chỉ một mình bạn cảm thấy khó hòa hợp với người này thì bạn nên xem lại cách làm việc của mình. Còn nếu đa số mọi người đều gặp khó khăn khi làm việc với anh A hay cô B thì bạn cần tìm cách phù hợp để dễ làm việc với họ hơn.
Phương pháp làm việc hiệu quả với những người khó tính
Bạn cần nhớ rằng người khó tính không có nghĩa là họ xấu tính. Bạn vẫn có thể làm việc hiệu quả với họ nếu bạn hiểu và chuẩn bị sẵn cách ứng phó phù hợp. Khi có mâu thuẫn xảy ra, bạn đừng nên lẩn tránh mà hãy chủ động trao đổi thẳng thắn với người đó để cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên để làm được điều này không hề dễ nhưng bạn hãy thử một số gợi ý sau đây nhé…
BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH
Hãy nhớ lại những tình huống gây mâu thuẫn giữa bạn với người mà bạn cho là khó tính. Bạn hãy liệt kê những hành động, thái độ của người đó, ví dụ như:
• Họ có dễ dàng tức giận không?
• Họ có hay lớn tiếng không?
• Họ có cố gắng tìm cách bắt bẻ bạn hay “chuyện bé xé to” không?
• Họ có có hay suy diễn, xuyên tạc vấn đề không?
• …?
• Họ có hay lớn tiếng không?
• Họ có cố gắng tìm cách bắt bẻ bạn hay “chuyện bé xé to” không?
• Họ có có hay suy diễn, xuyên tạc vấn đề không?
• …?
Sau khi đã liệt kê đầy đủ, bạn hãy ghi ra cách bạn đã phản ứng lại với những tình huống đó trong quá khứ thế nào và kết quả ra sao… Ví dụ như:
• Bạn đã mất bình tĩnh và to tiếng lại?
• Bạn im lặng rút lui đầy ấm ức?
• Bạn cố giải thích nhưng chẳng được gì mà lại còn như đổ thêm dầu vào lửa?
• Bạn đã phân tích từ từ và cuối cùng được chấp nhận?
• Bạn đã cương quyết và đã hóa giải được hiểu lầm?
• Bạn im lặng rút lui đầy ấm ức?
• Bạn cố giải thích nhưng chẳng được gì mà lại còn như đổ thêm dầu vào lửa?
• Bạn đã phân tích từ từ và cuối cùng được chấp nhận?
• Bạn đã cương quyết và đã hóa giải được hiểu lầm?
Dựa vào những điều vừa liệt kê, bạn có thể rút ra được những phương pháp giúp bạn và người đó làm việc hiệu quả với nhau hơn trong những lần sau và những điều cần nên tránh để không rơi vào xung đột nặng nề cho cả hai. Lưu ý là bạn chỉ nên tập trung rút kinh nghiệm để có thể giải quyết tốt các vấn đề trong tương lai chứ không phải xoáy sâu vào những lỗi lầm, những điều không hay đã xảy ra.
Nếu được, bạn nên chọn một thời gian cụ thể và địa điểm thích hợp để cùng người đó ngồi lại và trao đổi với nhau về kế hoạch này
BƯỚC 2: CÙNG XEM XÉT LẠI KẾ HOẠCH NÀY VỚI MỘT NGƯỜI MÀ BẠN TIN TƯỞNG
Bạn hãy chọn một người bạn tin tưởng, có kinh nghiệm để nhờ họ góp ý về kế hoạch hành động của bạn. Để đảm bảo tính khách quan, bạn nên nhờ một người khác phòng ban nhưng biết về người đồng nghiệp khó tính của bạn. Hãy yêu cầu họ nhìn nhận vấn đề thật khách quan và không ngại góp ý với bạn để từ đó bạn có thể tự tin với các lập luận khách quan của mình, để người khó tính dễ tiếp nhận hơn và bạn cũng lường trước được những tình huống sẽ xảy ra và có những ứng phó thích hợp, hiệu quả…
BƯỚC 3: LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP & LUYỆN TẬP
Chỉ suy nghĩ, phân tích thôi chưa đủ, bạn cần luyện tập. Bạn hãy tập nói lên những gì bạn muốn trao đổi để lời nói của bạn trở nên rành mạch, rõ ràng… Bạn cũng nên chú ý đến ngôn ngữ hình thể của mình, hãy tập thoải mái, cởi mở và giữ bộ mặt bình tĩnh, tươi cười, đừng quá căng thẳng khi đối mặt với những người khó tính. Bạn hãy nhớ rằng luyện tập nhiều sẽ thành thói quen, chỉ khi thành thói quen bạn mới thật sự tự tin và bạn cũng dễ thuyết phục người khác hơn.
BƯỚC 4: CHIA SẺ VỚI THÁI ĐỘ CỞI MỞ, THẲNG THẮN
Bạn và đối phương nên thống nhất trước với nhau rằng 2 bên sẽ thẳng thắn chia sẻ để làm việc hiệu quả hơn chứ không phải để tranh luận ai đúng ai sai. Bạn hãy bày tỏ quan điểm của mình một cách quả quyết, mang tính xây dựng. Thay vì đưa ra yêu cầu người đó phải làm gì, bạn nên gợi ý điều cả hai nên làm với những lời giải thích rõ ràng. Khi chia sẻ bạn nên tránh đổ lỗi, im lặng không trao đổi hoặc lái câu chuyện sang vấn đề khác để khỏa lấp một vấn đề nào đó. Hãy tôn trọng ý kiến của nhau, bày tỏ thiện chí và cùng nhau thảo luận để có cách làm việc hiệu quả nhất.
Trong môi trường công sở, làm việc với những người khó tính là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chinh phục những đối tượng này, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, đỡ bị căng thẳng và đạt được nhiều thành công hơn. Và có thể, bạn sẽ giúp những người “trái tính, trái nết” này trở nên tích cực và hợp tác hơn. Mình chúc bạn luôn tràn đầy năng lượng và hãy nhớ nếu bạn đụng phải những người khó tính, hãy bắt tay hành động theo các gợi ý trên đây nhé.
Chúc bạn thành công!
Nguồn : http://www.happyclick.com.vn/
Chúc bạn thành công!
Nguồn : http://www.happyclick.com.vn/
Cả 2 đều dễ tính ? |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét