menu

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Các lý thuyết về động viên tinh thần làm việc của nhân viên.

 

Lời tựa : Với người lao động nói chung và người làm nhân sự nói riêng, việc biết tổ chức, doanh nghiệp mình  đang áp dụng lý thuyết nào để động viên tinh thần làm việc rất quan trọng vì nó giúp bản thân nhân viên điều chỉnh để dễ dàng làm việc tốt hơn và thích hợp với tổ chức.

1/ Lý thuyết cổ điển:

Về sự động viên được Taylor và các tác giả trong trường phái lý thuyết quản trị một cách khoa học nêu lên vào đầu thế kỷ trước . Taylor cho rằng một trong những công việc quan trọng mà các nhà quản trị phải làm là phải bảo đảm công nhân sẽ thực hiện những công việc thường xuyên lập đi lập lại một cách nhàm chán nhưng với hiệu quả cao nhất. Để bảo đảm điều đó, nhà quản trị phải tìm ra cách làm tốt nhất để dạy cho công nhân, và dùng các kích thích về kinh tế như tiền lương và tiền thưởng.

2/ Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người:
Lý thuyết này cho thấy rằng con người kém sự hăng hái khi phải thường xuyên thực hiện những công việc nhàm chán và đơn điệu. Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng các nhà quản trị có thể động viên con người bằng cách thừa nhận nhu cầu xã hội của họ, và điều kiện cho người lao động cảm thấy hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung. những biện pháp mà nhà quản trị có thể làm để động viên người lao động theo lý thuyết tâm lý xã hội là cho người lao động theo lý thuyết tâm lý xã hội là cho người lao động nhiều tự do hơn để làm các quyết định liên quan đến công việc được giao, quan tâm nhiều hơn đến các nhóm không chính thức trong xí nghiệp, thông tin nhiều hơn cho người lao động biết các kế hoạch và hoạt động của xí nghiệp.

  3/ Thuyết nhu cầu của Maslow.

  Những nhu cầu của con người là gì? Con người phải có gì để được hạnh phúc, thành công – hay thậm chí chỉ để tồn tại? Nhà triết học người Mỹ Abraham Maslow đã xem xét những vấn đề này và đi đến một kết luận là nhu cầu của con người có thể được phân thành 05 cấp độ nhu cầu, phân biệt như sau:

  • Nhu cầu sinh lý: Nếu như chúng ta đang đói hoặc có những nhu cầu cơ bản khác như không khí để thở, giấc ngủ và nước uống, chúng ta sẽ bị ám ảnh bởi việc thỏa ma?n những nhu cầu này. Lúc này thì mọi thứ khác đều là không thích hợp.
  • Nhu cầu an toàn: Một khi những nhu cầu cơ bản về sinh lý trên được thỏa mãn, chúng ta bắt đầu nghĩ đến sự an toàn và sự ổn định xung quanh mình.
  • Nhu cầu xã hội: Khi chúng ta đã được ăn no mặc ấm và sống trong an toàn, cấp độ tiếp theo của nhu cầu sẽ xuất hiện. Các nhu cầu về “xã hội” hay tình cảm lúc đó sẽ quan trọng với chúng ta – sự thương yêu, tình bạn và sự gắn bó với cộng đồng.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Sau khi đã thỏa mãn tất cả các nhu cầu thuộc “cấp thấp” nêu trên, chúng ta lại tỉm kiếm sự quý trọng, sự kính nể và sự thành đạt.
  • Nhu cầu tự khẳng định: Mục tiêu cuối cùng của con người là sự hoàn thiện bản thân,  sự phát triển toàn diện tất cả những khả năng tiềm ẩn trong mọi lĩnh vực mà mình có thể.
4/ Thuyết E. R. G:
 
Clayton Alderfer giáo sư đại học Yale đã tiến hành sắp xếp lại nghiên cứu của Maslow và đưa ra kết luận của mình. ông cho rằng: hành động của con người bắt nguồn từ nhu cầu – cũng giống như các nhà nghiên cứu khác – song ông cho rằng con người cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mãn ba nhu cầu cơ bản: nhu cầu tồn tại  nhu cầu quan hệ , và nhu cầu phát triển.

5/ Thuyết hai nhân tố của Herzberg: 
Herzberg đã phát triển thuyết động viên của ông ta bằng cách đề nghị các chuyên gia làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp liệt kê các nhân tố làm họ thỏa mãn và các nhân tố làm cho họ được động viên cao độ. Đồng thời, yêu cầu họ liệt kê các trường hợp (nhân tố) mà họ không được động viên và bất mãn.

Sưu tầm       

                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét