menu

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

6 kiểu lãnh đạo.

 Chào các bạn, khi đã đi làm, chỉ có hai hình thức cho tất cả mọi người. Hoặc mình là người  lãnh đạo và bị lãnh đạo. Hai là người chỉ bị lãnh đạo.

Có 6 kiểu lãnh đạo . Tùy nơi, tùy người mà chúng có thể được áp dụng duy nhất hoặc tổng hợp. 

Cách áp dụng sáng tạo, kết hợp, tùy nơi, tùy người, tùy lúc. tùy việc khó nhất nhưng sẽ làm doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phát triển, bền vững.
Sau đây là 6 kiểu lãnh đạo đó: 

Đàm phán và thương lượng

 

Chào các bạn, có nhiều việc quan trọng cho người làm nhân sự với nhân viên hoặc cấp trên hàng ngày là  đàm phán và thương lượng.
Mình hy vọng bài viếtsẽ làm các bạn đắc ý giống mình

Theo các nhà nhân chủng học, 90% ý nghĩa lời nói đều được truyền tải thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử phi ngôn ngữ được đánh giá cao. Nếu không hiểu được những ý nghĩa phi ngôn ngữ thì sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.
có ba bước trong giao tiếp phi ngôn ngữ:

Tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

 

Theo quy luật tâm lý, niềm vui công việc là một động lực quan trọng nhất để nhân viên làm việc .
Có 6 ( sáu ) cách tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

1/ Tạo điều kiện cho nhân viên làm lãnh đạo :
Cách làm này đem đến một môi trường sáng tạo bình đẳng. Chúng ta cần tăng cường sức mạnh của công ty và vai trò lãnh đạo với một mức độ thích hợp ( về thời điểm, công việc, có thể không liên tục...) luôn cần thiết .
Tổ chức các  buổi teambulding là một hình thức tạo điều kiện để nhân viên lãnh đạo.

7 bước để làm chủ cảm xúc.

 

Làm chủ cảm xúc là điều kiện rất quan trọng cho người làm nhân sự. Người làm chủ cảm xúc sẽ xử lý sự việc hợp lý, hợp tình..
Bài viết sau có thể cho người đọc một vài gợi ý .


Bước 1. Nhận thức vấn đề
Bước đầu tiên là nhận thức được cảm xúc của bản thân mình. Điều này có vẻ khá mơ hồ nhưng là bước cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi bạn đang lái xe và có người khác bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể thể hiện sự bực tức bằng cách hét lên với người lái xe kia… Hãy nhận biết cảm xúc của mình và điều gì gây ra cho bạn cảm xúc ấy.

Những kỹ năng quản lý cơ bản.

 

1/ Kỹ năng nắm bắt nhu cầu đặc trưng của các vị trí

Trong mỗi tổ chức, mỗi thành viên đều có yêu cầu & đặc trưng công việc riêng biệt, vì vậy, người quản lý, lãnh đạo phải :
_ Biết nhu cầu & những đặc trưng của bản thân.
_Nhận biết nhu cầu & đặc trưng của từng thành viên trong tổ chức. Việc này dễ dàng giúp người lành đạo dễ dàng hơn trong việc cộng tác với mỗi thành viên ở góc độ cá nhân để giúp họ phát huy khả năng của mình.
_ Sự gắn kết này hỗ trợ quá trình hoàn tất công việc và lập kế hoạch.
_ Ngoài ra còn tạo lòng tin.

Nhà quản lý có thể tìm hiểu những thông tin sau để có những nhu cầu, đặc trưng

Thế nào là quản lý ?

 1/ Khái niệm


Quản lý là một phương thức làm cho hoạt động hướng tới mục tiêu được hoàn thành với một hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác.
 Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản lý có thể sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát.
Quản lý là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát nhân, tài, vật lực và thông tin của một tổ chức một cách có ích và có hiệu quả nhằm theo đuổi những mục tiêu của tổ chức. 

Hiệu quả của quản lý
Kết quả quá trình quản lý là đầu ra của quá trình đó theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó.
Khi so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, chúng ta có khái niệm hiệu quả. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được cao hơn so với chi phí; và hiệu quả thấp khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được. 

Hoạt động quản lý có hiệu quả khi:
- Đầu vào giảm và đầu ra giữ nguyên
- Đầu vào giữ nguyên và đầu ra tăng lên
- Đầu vào giảm và đầu ra tăng lên
So sánh hiệu quả và kết quả:
- Hiệu quả gắn liền với phương tiện, trong khi kết quả gắn liền với mục tiêu thực hiện, hoặc mục đích;
- Hiệu quả là làm được việc, còn kết quả là làm đúng việc;
- Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra.
Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản lý chính là vì muốn có hiệu quả; và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản lý.
Quá trình quản lý
-  Hoạch định gồm việc định rõ những mục tiêu của tổ chức, thiết lập một chiến lược toàn bộ để thực hiện những mục tiêu và phát triển một hệ thống gồm những kế hoạch hạ cấp để tổng hợp và phối hợp những hoạt động.
-   Tổ chức gồm việc xác định những nhiệm vụ phải làm, ai sẽ thực hiện những nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ đó được tập hợp như thế nào, ai báo cáo cho ai, và những quyết định được làm ra ở đâu.
-  Điều khiển bao gồm việc động viên những người dưới quyền, điều khiển những hoạt động của những người khác, chọn lọc một kênh thông tin hiệu nghiệm nhất, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, thay đổi,…
-   Kiểm tra bao gồm các công việc theo dõi các hoạt động, so sánh với mục tiêu đặt ra và điều chỉnh, sửa chữa những sai lệch so với mục tiêu.

Thông tin công việc.

 

 một doanh nghiệp, xây dựng các bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc có chất l­ượng tốt có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả nguồn nhân lực
  Tuy nhiên, việc truyền đạt những tài liệu này tới tất cả mọi ngư­ời trong tổ chức còn quan trọng hơn.
.
 Truyền đạt các tài liệu tới nhân viên là một quá trình liên tục, bởi vì chúng thư­ờng xuyên đư­ợc cập nhật. Không thể chờ cho đến khi các tài liệu đã hoàn tất mới phổ biến đến các nhân viên. 

Việc truyền đạt có thể bắt đầu bằng quá trình phân tích công việc thông qua việc lôi cuốn các nhân viên tham gia vào phát triển bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc của họ. 

Một vài ph­ương pháp mà công ty nhỏ có thể áp dụng để truyền đạt các tài liệu công việc tới các nhân viên : 

 Lôi cuốn sự tham gia của nhân viên
  Lôi cuốn những ng­ười đảm nhiệm công việc, những ngư­ời quản lý trực tiếp và các nhân viên có liên quan tham gia vào quá trình phân tích công việc là rất quan trọng. Bởi họ là nguồn thông tin và là những ngư­ời sẽ triển khai thực hiện các tài liệu công việc đã đ­ược xây dựng. 

 Sổ tay hư­ớng dẫn 
 Có thể truyền đạt bằng cách tập hợp toàn bộ các bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc của tất cả các vị trí công việc hiện tại (và tư­ơng lai) vào trong sổ tay h­ướng dẫn của công ty và cho phép tất cả các nhân viên tiếp cận với chúng. 

 Bảng thông báo 
 Bảng thông báo của công ty là một ph­ương pháp khác để truyền đạt cho nhân viên. Có thể đ­ưa lên bảng thông báo các tài liệu công việc hoặc bất cứ sự thay đối nào trong tài liệu công việc. Để thực hiện có hiệu quả việc này, cần phải có các quy tắc về việc sử dụng bảng thông báo của công ty. Bảng thông báo cần phải đ­ược đặt tại các khu vực mà tất cả các nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận. 

 Bản tin 
 Một số công ty thư­ờng xuyên phân phát bản tin tới các nhân viên của mình. Bản tin có thể bao gồm các tài liệu công việc và nó là một công cụ quý báu phục vụ cho việc truyền đạt thông tin đến các nhân viên. 

 Ch­ương trình định hu­ớng nhân viên 
 Ch­ương trình này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ng­ười mới vào làm việc ở công ty. Các ch­ương trình định h­ướng cũng là một công cụ phục vụ cho việc cập nhật những thay đối trong các tài liệu công việc của các nhân viên hiện có.

Cuối cùng, để công việc tiến hành đ­ược hiệu quả, ai là ng­ười truyền đạt thông tin? 
Sẽ không hiệu quả nếu ngư­ời phụ trách quản lý nguồn nhân lực hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng và truyền đạt các tài liệu công việc. 
Xét cho cùng thì ng­ười phụ trách quản lý nguồn nhân lực không thể hiểu biết công việc của từng công nhân bằng những ng­ười giám sát trực tiếp hay các trư­ởng phòng/bộ phận. Sau khi các tài liệu công việc đã đư­ợc xây dựng xong thì các trưởng phòng/bộ phận (nếu có) cũng sẽ sử dụng chúng như­ là công cụ để quản lý công nhân của họ. Vì vậy, việc các trư­ởng phòng/bộ phận tham gia vào việc xây dụng và truyền đạt những tài liệu công việc này là rất quan trọng

4 vai trò cần hướng tới.

 Để phát triển nghề nghiệp, nhân viên nhân sự cần hướng tới 4 vai trò :


1/ Cộng sự chiến lược ( với lãnh đạo doanh nghiệp).

- Có thể kết hợp chiến lược kinh doanh với các chính sách nhân sự
- Có ý thức cạnh tranh.
- Hường tới khách hàng.
- Phát triển sự nhạy bén về kinh doanh.

2/ Chuyên gia quản lý :

- Quản lý hiệu quả các hoạt động nhân sự.
- Tái cấu trúc các hoạt động nhân sự qua việc áp dụng công nghệ mới.
-Thiết kế, hợp lý hóa các tiến trình làm việc.
- Cải tiến liên tục tất cả các tiến trình tổ chức.
- Đánh giá kết quả nhân sự dựa trên hiệu quả làm việc về chi phí và chất lượng.
- Tạo ra các giá tri gia tăng cho tổ chức.

3/ Đại diện nhân viên : 

- Tiếng nói của nhân viên trong các thảo luận và ra quyết định của lãnh đạo.
- Công bằng và nguyên tắc.
- Đảm bảo các lo lắng , quan tâm của nhân viên được lắng nghe.
- Giúp nhân viên tìm ra cách thức, phương pháp mới hoàn thành cộng việc.

4/ Tác nhân của sự thay đổi : 

- Quản lý sự thay đổi trong chức năng nhân sự.
- Phát triển kỹ năng tạo ảnh hưởng.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.

5 KIỂU NGƯỜI CƠ BẢN TRONG LÀM VIỆC NHÓM

 Tác giả : Hải Minh.

Những bài học và kinh nghiệm rút ra rằng bất cứ ê kíp làm việc hiệu quả nào đều bao gồm 5 kiểu người cơ bản được tạo nên bởi trình độ và khả năng.
Bạn có thể nhận ra bản thân mình trong số đó và nhận ra rằng chỗ thích hợp cho mình trong bất cứ hoạt động của ê kíp làm việc đều phụ thuộc vào ê kíp đó. Trong quá trình cố gắng thiết lập hoạt động mạng và cùng nhau đẩy mạnh công việc kinh doanh chúng ta phải nhận thức rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi cá nhân xung quanh mình và biết vị trí của mình trong quá trình hoạt động.

Ngưòi lập kế hoạch, người đưa ra ý tưởng
Là những người luôn cố gắng tìm ra “một cái gì đó” ở những nơi mà người khác cho là “không có gì cả”. Thường có những ý tưởng “đặc biệt” mặc dù chưa có bất kì cơ sở nào để thực hiện nhưng họ chắc chắn nó sẽ khả thi. Đây là người có tầm nhìn xa và có thể thấy viễn cảnh tương lai đằng sau những khó khăn ban đầu. Mạo hiểm, nhìn ra vấn đề và nhanh chóng đưa ra giải pháp và thường là giải pháp có hiệu quả.

Người đi đầu (hay còn gọi là người tiên phong)
Có tư tưởng cởi mở, sẵn sàng đưa ra và thực hiện các ý tưởng mới. Tiên phong trong việc đưa ra phương pháp khả thi cho các kế hoạch và việc thực hiên các nhiệm vụ, thích tiến hành mọi việc một cách nhanh chóng, hơi mạo hiểm. Có xu hướng tiến hành công việc mà không nghĩ tới hậu quả, luôn nghĩ tới việc biến suy nghĩ thành hành động.
Người phân tích (hay còn gọi là người thẩm định)
Xem xét mọi khía cạnh dù là nhỏ nhất. Phân tích, thách thức và xem xét, họ được coi là người “dội gáo nước lạnh’’ vào các ý tưởng. Thường không phải là những người mạo hiểm và hiếm khi đưa ra ý tưởng mới. Không phản ứng vội vàng, đôi khi lại quá bảo thủ nhưng có lúc sẽ khiến nhóm làm việc phải xem xét lại ý tưởng.
Người tiến hành
Biến kế hoạch thành biện pháp khả thi. Họ muốn ai đó lập kế hoạch hành động để họ tiến hành. Có năng lực và phương pháp, không quan tâm tới các ý kiến xung quanh. Đặc biệt là họ không thích bị lãnh đạo, họ muốn hoàn thành tốt công việc với các phương pháp làm việc cẩn thận, hiệu quả. Công bằng mà nói họ là những “con ong chăm chỉ’’ và là người xúc tiến cũng như tiến hành công việc.
Trợ lý
Nắm rõ nhiệm vụ của dự án tổng thể và mục tiêu lâu dài của công ty, là người giữ vai trò liên lạc, chịu trách nhiệm tiến hành kế hoạch từ khâu này đến khâu khác đồng thời giảm các xung đột, bất đồng xuống mức thấp nhất, hiểu rõ vai trò của các nhân tố trong kế hoạch hoạt động và có khả năng dẫn dắt chỉ đạo ê kíp làm việc khi nảy sinh bất đồng để tiết kiệm thời gian và hoạt động hiệu quả.
Mỗi một phương pháp khác nhau sẽ nảy sinh ê kíp làm việc khác nhau nhưng vẫn cùng một khung thời gian và vai trò của cá nhân tham gia ê kíp đó. Trong thiết lập mạng lưới việc kết hợp sử dụng các thế mạnh để khắc phục đIểm yếu của mỗi cá nhân là một bước quan trọng để phát triển. Giảm xung đột, nuôi dưỡng các ý tưởng và sáng kiến. Thận trọng trong việc học hỏi kinh nghiệm chuyên môn để “thực hiện nhiệm vụ”. Thấy rõ hiệu qủa công việc và chú trọng vào các yếu tố dù là nhỏ nhất. Xác định yếu tố cần thiết của mục tiêu tổng thể. Với tư cách là người lãnh đạo các doanh nghiệp liên doanh, nếu biết coi trọng sự kết hợp các yếu tố chúng ta sẽ thành công.
About these ads

11 KIỂU SẾP PHỔ BIẾN

 

Đây là kiểu sếp nào !
                                             
 1. Sếp nhìn xa trông rộng:

Đặc điểm: Nắm rõ các xu hướng của tương lai và chèo lái công ty đi đúng hướng. Có phong cách lãnh đạo như Steve Jobs.
Điểm mạnh: Tạo ra một môi trường làm việc đầy sáng tạo, nơi mà các nhân viên của bạn tin rằng họ hoàn toàn có thể làm được những điều tưởng như không thể.
Điểm yếu: Bạn dễ mất kiên nhẫn với những người không thể giúp bạn biến giấc mơ thành hiện thực.

2. Sếp nguyên tắc

Đặc điểm: Tin rằng việc chấp hành các quy định, nguyên tắc sẽ dẫn tới thành công.
Điểm mạnh: Là người thắng thắn và dễ làm việc.