Lời tựa : Với người lao động nói chung và người làm nhân sự nói riêng, việc biết tổ chức, doanh nghiệp mình đang áp dụng lý thuyết nào để động viên tinh thần làm việc rất quan trọng vì nó giúp bản thân nhân viên điều chỉnh để dễ dàng làm việc tốt hơn và thích hợp với tổ chức.
Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023
Các lý thuyết về động viên tinh thần làm việc của nhân viên.
Hoàn thiện kỹ năng đánh giá con người.
Đọc một bản kế hoạch chiến lược phát triển táo bạo rồi kết luận rằng, người viết ra bản kế hoạch đó hoàn toàn có khả năng biến nó thành hiện thực.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra khả năng, bạn vẫn cần phải tiếp tục theo dõi thêm một khoảng thời gian nhất định và có kế hoạch thử thách nhân viên đó từ những việc dễ đến việc khó để kiểm chứng. Đến lúc này mới có thể khẳng định công việc đánh giá một con người của bạn tạm hoàn tất.
Để việc đào tạo có hiệu quả
" 1. Không biết mình không có kỹ năng .
2. Biết mình không có kỹ năng.
3.Biết mình có kỹ năng .
4. Không biết mình có kỹ năng "
Quản lý 1 - Chức năng hoạch định trong quản lý.
1/ Hoạch định là gì ? Là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.Nó liên hệ với những phương tiện và mục đích.
2/ Tác dụng của hoạch định : Giúp các nhá quản lý
- Tư duy có hệ thống dể tiên liệu các tình huống, trường hợp trong quản lý.
- Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu.
- Tập trung vào các mục tiêu, chính sách của tổ chức.
- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các nhân viên quản lý khác.
- Phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra.
Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho nhà quản lý
3/ Mục tiêu - nền tảng của hoạch định: Mục têu là những mong đợi nhà quản lý muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức. Mục tiêu có vai trò
- Tĩnh : là nền tảng cho hoạch định.
- Động: quyết định toàn bộ diễn biến của quá trình quản lý.
4/ Các yêu cầu của mục tiêu:
- Đảm bảo tính liên tục và kế thừa.
- Rõ ràng bằng các chỉ tiêu định lượng.
- Tiên tiến để thể hiện đượcsự phấn đấu của các thành viên.
- Xac định rõ thời gian thực hiện.
- Có các kết quả cụ thể.
Tạo ảnh hưởng.
Tạo ảnh hưởng là việc bắt buộc phải làm với những vị trí quản lý . Có năm phong cách tạo ảnh hưởng .
1/ Phong cách duy lý :
Đây là phong cách mà cá nhân dùng những suy nghĩ logic ( thiên về lý) , thực tế và kinh nghiệm bản thân cùng các lý giải trong diễn tả hàng ngày.
Dùng lối ảnh hưởng này, cá nhân phải lưu ý tới cảm giác của người nghe. Khi họ cảm thấy bị áp đảo, ý kiến của họ không được lắng nghe thì cách này không có tác dụng.
Vì dùng "lý", nên cá nhân dựa trên các dữ liệu chứ không phải cảm xúc của mình, điều này dễ bỏ qua những cảm xúc và có thể bị coi là hiếu thắng, tự tôn.
2/ Phong cách quyết đoán :
Cá nhân dùng phong cách này thường dựa vào sự tự tin cá nhân, các quy tắc, luật, quyền lực . Theo phong cách này là cô gắng dập tắt những ý kiến trái ngược, ép buộc.
Phong cách này nguy hiểm ở chỗ mọi người tuy đồng ý nhưng khi hành động họ lại không hành động như người đó muốn.
Vì vậy, phải cẩn trọng khi dùng phong cách này.
3/ Phong cách thương lượng :
Dựa vào các thỏa hiệp, thương lượng, nhượng bộ nhằm thỏa mãn các mục đích cao hơn. họ sẵn sàng trì hoãn mọi việc và chờ đợi thời cơ chín muồi.
Song phong cách này sẽ kh6ng hiệu quả khi mọi người thắc mắc về mục đích chính của người gây ảnh hưởng. Điều này sẽ có nếu thương lượng quá nhiều, đánh mất cái nhìn quan trọng hoặc bỏ qua những thứ rất quan trọng.
4/ Phong cách truyền cảm hứng:
Bằng cách gây tác động tới mọi người bằng cách kết nối và xây dựng một viễn cảnh chung .
Gần như đây là phong cách hiện đại . được nhiều người tin dùng.
Phong cách này không hiệu quả khi ngay từ đầu mọi người đã thiếu tin tưởng .
5/ Phong cách kết nối :
Cố gắng chiếm được niềm tin của người khác bằng cách giao kết và gắn bó với họ.
Liệu có nên phụ thuộc vào nguyên tắc " có đi có lại" , xây dựng liên minh và sử dụng các mối liên hệ để khiến mọi người đồng ý với bạn ?.
Xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức.
Ngoài ra, nếu biết thiếu kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc, các nhà quản lý cần phải biết làm thế nào để chia sẻ quyền lực với nhân viên nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Điều khiển cuộc họp.
Điều khiển cuộc họp theo ý mình là điểu không dễ dàng. Cần phải hiểu 1 số nguyên tắc sau :
1/ Ấn định mục tiêu :
Cuộc họp có mục tiêu rõ ràng mới khuyến khích mọi người tham dự.Thông thường,cuộc họp thường có một hoặc hai mục tiêu : thông báo hoặc quyêt định .Thào luận không phải là mục tiêu của cuộc họp.
2/ Tập trung người tham dự:
Lập danh sách người tham dự,cân nhắc xem mỗi người có nên tham dự suốt buổi họp hay không. Xác định dứt khoát thời gian cho cuộc họp ( thời điểm, họp trong bao lâu). Tôn trọng lịch làm việc của người tham dự.
3/ Lập chương trình buổi họp:
Là danh mụccác công việc chính cần xem xét để đạt mục tiêu của cuộc họp. Bạn có thể sử dụng cho chính mình hoặc phân phát cho mọi người dự họp.
việc phân phát cho mọi người có điểm mạnh là có thể giúp mọi người biết trước & theo sát chương trình họp, nhưng điểm yếu là có thể làm phân tán, bị rối , phân tán suy nghĩ của mọi người.
4/ Kiểm soát cuộc họp: Việc kiểm soát giúp cuộc họp được tiến hành trôi chảy và đi đúng trọng tâm.
cần :
_ Bắt đầu đúng giờ, dù có người tới trễ.
_ Tóm tắt ngằn gọn mục tiêu.
_ Nếu không phát chương trình cho mọi người thì phải bảo đàm mọi người hiểu rõ mục tiêu đề ra.
_ Nếu buổi họp kéo dài mà không đưa ra được quyết định nào thì cần phải ngăn không cho mọi người thảo luận .
_ Kiên định trong trường hợp đi trệch khỏi vấn đề đang triển khai và đề nghĩ sẽ tiếp tục trong một cuộc họp khác..
_Xếp lịch cho buổi họp tiếp theo , lập biên bản.
5/ Công việc tiếp theo: Khi cuộc họp kết thúc, hệ thống & tóm tắt lại ghi chú về diễn tiến cuộc họp, những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề cần đi sâu thêm. Bản tóm tắt này cần ngắn gọn, được làm trên cơ sở từ biên bản cuộc họp.
Hãy bảo đảm gửi lời cám ơn tới mọi người, việc này giúp mọi người thấy hài lòng khi họ dành thời gian họp.
Hết.
Nguyên tắc cơ bản của tư duy phê phán
Điều hiển nhiên là mọi ý kiến phải có cơ sở lập luận của nó; những tri thức không đầy đủ thường là xuất phát điểm cho những kết luận sai lệch.
- Thu thập đủ thông tin cần thiết.
- Hiểu và xác định rõ tất cả các khái niệm liên quan
- Đưa ra những câu hỏi về nguồn gốc của các cơ sở lập luận
- Đặt câu hỏi về các kết luận
- Chú ý các giả thiết và các khuynh hướng ngầm
- Đưa ra các câu hỏi về nguồn gốc của các cơ sở lập luận
- Đừng mong đợi mình sẽ có tất cả các câu trả lời
- Xem xét vấn đề trên phạm vi lớn
- Xem xét những nguyên nhân và hệ quả khác nhau của vấn đề
- Chú ý loại bỏ các tác nhân gây cản trở suy nghĩ
- Hiểu được những khuynh hướng và giá trị riêng của bản thân mình
Bí quyết biểu lộ cơn giận một cách tích cực / Hãy tập khẳng định bản thân!
Khẳng định bản thân là cách bạn thể hiện cơn giận một cách tích cực, tự tin thể hiện suy nghĩ và mong muốn của mình (assertive). Điều này hoàn toàn khác với chuyện bạn cho phép mình “nổi giận đùng đùng” để thỏa cơn giận và làm tổn thương người khác (aggressive). Khi giận, quả là thật khó để thể hiện bản thân một cách đúng mực. Bạn dễ bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực, kèm theo những phản ứng có hại cho sức khỏe (nóng bừng mặt, tim đập nhanh, run người…) và với tình trạng này bạn khó có thể đưa ra những lập luận vững chắc hoặc phản ứng một cách thích hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn học cách khẳng định bản thân và thể hiện cho người khác biết những mong đợi của mình, những giới hạn, nguyên tắc… chắc chắn bạn sẽ đạt được điều mình muốn và vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp.
Kỹ năng viết.
- Giới hạn cho nhóm người đọc xác định
- Có nội dung sắp xếp hợp lý
- Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục
- Chuẩn bị: xác định đề tài, tính xem là bạn sẽ nhắm vào người đọc như thế nào, tìm kiếm tài liệu, thông tin
- Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài…
- Xem lại: xem qua chủ điểm
- Đọc thử: tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn…
Tất cả các dạng bài viết (viết luận, bài thi học kỳ, báo cáo thí nghiệm…) đều nên tuân theo quy trình sau::
- Xác định chủ đề
Nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết trong 1 hoặc 2 câu văn. - Xác định người đọc và các bạn sẽ viết để tiếp cận họ
Ai sẽ đọc bài này? Là thầy cô giáo chấm điểm hay sinh viên hướng dẫn? hay là chỉ là bạn cùng lớp? hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này?...
Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc
Tìm giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó - Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến
Thành lập danh sách các ý, từ quan trọng- khoảng 50 từ- những từ, cụm từ là nền tảng giúp bạn nghiên cứu chủ điểm và bắt tay vào viết.
Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề bạn định viết.