menu

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Các lý thuyết về động viên tinh thần làm việc của nhân viên.

 

Lời tựa : Với người lao động nói chung và người làm nhân sự nói riêng, việc biết tổ chức, doanh nghiệp mình  đang áp dụng lý thuyết nào để động viên tinh thần làm việc rất quan trọng vì nó giúp bản thân nhân viên điều chỉnh để dễ dàng làm việc tốt hơn và thích hợp với tổ chức.

1/ Lý thuyết cổ điển:

Về sự động viên được Taylor và các tác giả trong trường phái lý thuyết quản trị một cách khoa học nêu lên vào đầu thế kỷ trước . Taylor cho rằng một trong những công việc quan trọng mà các nhà quản trị phải làm là phải bảo đảm công nhân sẽ thực hiện những công việc thường xuyên lập đi lập lại một cách nhàm chán nhưng với hiệu quả cao nhất. Để bảo đảm điều đó, nhà quản trị phải tìm ra cách làm tốt nhất để dạy cho công nhân, và dùng các kích thích về kinh tế như tiền lương và tiền thưởng.

Hoàn thiện kỹ năng đánh giá con người.

 

A / Nhng sai lm có th mc ph
Các nhà lãnh đạo là những con người bình thường. vì thế, họ có thể có những quyết định rất con người khi tuyển dụng nhân sự, những quyết định thường dẫn tới sai lầm

Nhìn thấy một nhà lãnh đạo cấp trung diễn thuyết khá hấp dẫn trước một nhóm các đồng nghiệp và cho rằng anh ta có khả năng lãnh đạo ở cấp cao hơn.

Đọc một bản kế hoạch chiến lược phát triển táo bạo rồi kết luận rằng, người viết ra bản kế hoạch đó hoàn toàn có khả năng biến nó thành hiện thực.

Cảm thấy tin tưởng một cách cảm tính vào một người quản lý nào đó và giao phó hoàn toàn sự thành công  cho anh/cô ta.
Hoặcoàn toàn mất đi niềm tin vào năng lực của một nhà lãnh đạo nếu như anh/cô ta thất bại trong một kế hoạch.
   
B/ Sự đánh giá sai lầm đồng nghĩa với sự thất bại
Do luôn phải chịu sức ép lớn trong công việc và bị hạn chế về thời gian nên dường như một số lỗi lầm khi đánh giá con người là điều không thể tránh khỏi. 
Tuy nhiên, đánh giá năng lực con người trong một tổ chức là điều rất quan trọng và do đó không thể dựa vào thông tin hoàn toàn mang tính cảm giác và không đầy đủ.
 
Trong mỗi trường hợp, nếu những người chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự có sự cẩn trọng hợp lý để thu thập các thông tin và xem xét đánh giá nó một cách khách quan, thì những người được tuyển dụng sẽ được đánh giá đúng và được sắp xếp vào các vị trí trong công ty một cách phù hợp. Sự thật về một cá nhân thường không lộ rõ ra ngoài và không dễ biết được, nhưng điều đấy không có nghĩa là hoàn toàn không thể nắm bắt. ‎
 
Nắm bắt sự thật
Thực hiện những đánh giá chính xác và đầy đủ về con người đòi hỏi những yêu cầu sau:
- Trước hết là tập hợp đầy đủ các thông tin cần thiết.
 
- Khả năng nắm bắt của bạn về năng lực và tài năng thật sự của con người có thể bị hạn chế bởi không gian và thời gian bạn tiếp xúc với họ. Ví dụ, như cơ hội duy nhất để bạn biết được một nhà quản lý làm việc như thế nào là quan sát anh ta điều hành trong một cuộc họp. 
 
- Phát triển và áp dụng một quy trình nghiêm ngặt
 
- Khi tiếp cận với những người có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, bạn cần đặt những câu hỏi mang tính tìm hiểu và thực hiện việc đánh giá và suy luận một cách khách quan. Bạn cũng cần thu thập những sự thật xác thực và những bằng chứng cụ thể.
 
- Cần có thói quen hỏi những câu hỏi như: vai trò thật sự của nhân viên trong các sáng kiến là gì?
 
- Cần ghi nhớ rằng không có ai là hoàn thiện.
 
Nghiên cứu và phân tích các thông tin nhận được, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi người đều có những khuyết điểm khiến bạn hoài nghi về khả năng phát triển của họ trong tương lai. 
Bạn cần giúp những người này ý thức được những yếu điểm đó nhưng đừng nên hy vọng họ có thể loại bỏ chúng hoàn toàn. 
Thay vào đó hãy tập trung vào sở trường và thiên hướng của họ để đưa ra những quyết định tuyển dụng, thăng tiến phù hợp. 
Bạn có thể mất rất nhiều công sức mới có thể tìm ra được khả năng nổi trội của một người nào đó để đặt họ vào một vị trí phù hợp.
 
C/ Tiếp tục theo dõi
 

Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra khả năng, bạn vẫn cần phải tiếp tục theo dõi thêm một khoảng thời gian nhất định và có kế hoạch thử thách nhân viên đó từ những việc dễ đến việc khó để kiểm chứng. Đến lúc này mới có thể khẳng định công việc đánh giá một con người của bạn tạm hoàn tất.

 
Mặc dù, đôi lúc bạn có thể gặp may mắn, nhưng những quyết định cảm tính không dựa trên các thông tin cần thiết không nên thường xuyên áp dụng.

The end

Để việc đào tạo có hiệu quả

 

" 1. Không biết  mình không có kỹ năng .
  2. Biết mình không có kỹ năng.
  3.Biết mình có kỹ năng .
  4. Không biết mình có kỹ năng " 

Quản lý 1 - Chức năng hoạch định trong quản lý.

 

1/ Hoạch định là gì ? Là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.Nó liên hệ với những phương tiện và mục đích.

2/ Tác dụng của hoạch định : Giúp các nhá quản lý
- Tư duy có hệ thống dể tiên liệu các tình huống, trường hợp trong quản lý.
- Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu.
- Tập trung vào các mục tiêu, chính sách của tổ chức.

- Nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức để phối hợp với các nhân viên quản lý khác.
- Phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra.
Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho nhà quản lý

3/ Mục tiêu nền tảng của hoạch định: Mục têu là những mong đợi nhà quản lý muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức. Mục tiêu có vai trò
- Tĩnh : là nền tảng cho hoạch định.
- Động: quyết định toàn bộ diễn biến của quá trình quản lý.

4/ Các yêu cầu của mục tiêu: 
- Đảm bảo tính liên tục và kế thừa.
- Rõ ràng bằng các chỉ tiêu định lượng.
- Tiên tiến để thể hiện đượcsự phấn đấu của các thành viên.
- Xac định rõ thời gian thực hiện.
- Có các kết quả cụ thể.

Tạo ảnh hưởng.

 

Tạo ảnh hưởng là việc bắt buộc phải làm với những vị trí quản lý . Có năm phong cách tạo ảnh hưởng .

1/ Phong cách duy lý : 

Đây là phong cách mà cá nhân dùng những suy nghĩ logic ( thiên về lý) , thực tế và kinh nghiệm bản thân cùng các lý giải trong diễn tả hàng ngày.
Dùng lối ảnh hưởng này, cá nhân phải lưu ý tới cảm giác của người nghe. Khi họ cảm thấy bị áp đảo, ý kiến của họ không được lắng nghe thì cách này không có tác dụng.
Vì dùng "lý", nên cá nhân dựa trên các dữ liệu chứ không phải cảm xúc của mình, điều này dễ bỏ qua những cảm xúc và có thể bị coi là hiếu thắng, tự tôn.

2/ Phong cách quyết đoán :
Cá nhân dùng phong cách này thường dựa vào sự tự tin cá nhân, các quy tắc, luật, quyền lực . Theo phong cách này là cô gắng dập tắt những ý kiến trái ngược, ép buộc.
Phong cách này nguy hiểm ở chỗ mọi người tuy đồng ý nhưng khi hành động họ lại không hành động như người đó muốn.
Vì vậy, phải cẩn trọng khi dùng phong cách này.

3/ Phong cách thương lượng :

Dựa vào các thỏa hiệp, thương lượng, nhượng bộ nhằm thỏa mãn các mục đích cao hơn. họ sẵn sàng trì hoãn mọi việc và chờ đợi thời cơ chín muồi.
Song phong cách này sẽ kh6ng hiệu quả khi mọi người thắc mắc về mục đích chính của người gây ảnh hưởng. Điều này sẽ có nếu thương lượng quá nhiều, đánh mất cái nhìn quan trọng hoặc bỏ qua những thứ rất quan trọng.

4/ Phong cách truyền cảm hứng: 

Bằng cách gây tác động tới mọi người bằng cách kết nối và xây dựng một viễn cảnh chung .
Gần như đây là phong cách hiện đại . được nhiều người tin dùng.
Phong cách này không hiệu quả khi ngay từ đầu mọi người đã thiếu tin tưởng .

5/ Phong cách kết nối :

Cố gắng chiếm được niềm tin của người khác bằng cách giao kết và gắn bó với họ.
Liệu có nên phụ thuộc vào nguyên tắc " có đi có lại" , xây dựng liên minh và sử dụng các mối liên hệ để khiến mọi người đồng ý với bạn ?.

Xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức.

 

Muốn xây dựng tinh thần hợp tác trong tổ chức cần nhớ nguyên lý của thế ba chân vạc: 
-  Biết cách thể hiện ý chí.
- Chăm lo phát triển nhân sự. 
- Thể hiện cảm xúc tình người.
Ba yếu tố này phải cân bằng để có được sự bền vững 
1/ Phải biết cách thực thi quyền lực
Khi nghiên cứu cách thức các nhà lãnh đạo tài năng tiến hành công việc, các nhà tâm lý học đi đến kết luận, động cơ khiến người ta nỗ lực để đạt được vị trí quản lý cao là do nhu cầu quyền lực. Trò chơi quyền lực là một phần của quản lý.
Người tìm kiếm quyền lực có thể dựa vào nỗ lực bản thân để có vị trí thực hiện quyền lực trên nhiều người. Vì sự thỏa mãn việc thực thi quyền lực nên người quản lý cấp cao không muốn chia sẻ quyền lực cho quản lý cấp dưới - những người mà một ngày nào đó có thể thay thế họ. 
Tương tự, các nhà quản lý cấp dưới, một mặt muốn chia sẻ quyền lực với cấp trên, mặt khác không muốn chia sẻ quyền lực với cấp thấp hơn. Ðiều này khiến sự hợp tác giữa cá nhân không phát triển được. 
Ðể hạn chế , các nhà quản lý phải được huấn luyện để có thể thực thi quyền lực thích hợp theo mỗi tình huống trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với nhau trong tổ chức. Giúp họ nhận ra quyền lực thực sự là kiến thức, kỹ năng và sức mạnh của tính cách cá nhân chứ không phải từ vị trí. 
Hơn nữa, quá dựa vào quyền lực từ vị trí của mình mang lại có thể làm cho tinh thần học hỏi thăng tiến nghề nghiệp của nhà quản lý bị thui chột. 

Ngoài ra, nếu biết  thiếu kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc, các nhà quản lý cần phải biết làm thế nào để chia sẻ quyền lực với nhân viên nhằm đạt được kết quả tốt nhất. 
Mặt khác, nếu có đủ kỹ năng và tính cách để tiến hành công việc đạt kết quả, các nhà quản lý phải biết tránh thực thi quyền lực mà mình không có. 
2/ Quản lý là gánh vác trách nhiệm
Nhiều người mong ước đạt được vị trí quản lý cao là để hưởng lương cao, được nhiều bổng lộc chứ không phải nhằm đạt được thành quả công việc tốt hơn. 
Không mong muốn đạt được thỏa mãn từ thành quả của người dưới quyền hay đồng nghiệp là cản trở lớn trong việc xây dựng tinh thần hợp tác của tổ chức. Thật vậy, chỉ những ai có ước muốn tác động tích cực đến thành quả lao động của người khác và nhận lấy trách nhiệm, khuyến khích người khác đạt được thành quả tốt hơn mới chú ý nâng cao kỹ năng quan hệ nhân sự. 
Nhu cầu mạnh mẽ về tâm lý muốn tác động đến thành quả lao động của người khác hay nhu cầu quản lý là yếu tố tiên quyết để xác định xem một người sẽ học và ứng dụng trong công việc thực tế như thế nào. Ðây là một trong những lý do giải thích vì sao một học giả nổi tiếng chưa hẳn là một người dạy học giỏi, một kỹ sư có trình độ chuyên môn tuyệt vời không thể giám sát công việc tốt hơn một kỹ sư bình thường và một người bán hàng thành công lại không phải là một người quản lý bán hàng giỏi. 
Ðiều chính yếu là họ thiếu khả năng tác động đến người khác, thiếu động cơ và khí chất để khiến cho người khác thực hiện tốt công việc. Không thể thông qua nỗ lực của một cá nhân để bù lại thành quả công việc chất lượng thấp của người khác. 
3/ Cảm xúc và tinh thần hợp tác
Chuyện cảm thông hay khả năng đặt mình vào vị trí của người khác khi cùng làm việc với nhau trong một tổ chức là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển tính hợp tác của một tổ chức. 
Nhiều người có khả năng học các phương pháp và kỹ thuật quản lý nhưng lại thất bại vì không tạo được mối quan hệ với những người khác trong một tập thể. Họ mạnh về mặt lý trí nhưng thiếu khả năng cảm nhận, thiếu cảm xúc, nên không thể nhận ra những tình cảm không nói thành lời của người khác. Những người này không thể nào học từ chính kinh nghiệm của mình để cảm thông, một yếu tố tiên quyết để thu phục lòng nhiệt thành hợp tác của người khác.

Điều khiển cuộc họp.

 

Điều khiển cuộc họp theo ý mình là điểu không dễ dàng. Cần phải hiểu 1 số nguyên tắc sau :
1/ Ấn định mục tiêu :
Cuộc họp có mục tiêu rõ ràng mới khuyến khích mọi người tham dự.Thông thường,cuộc họp thường có  một hoặc hai mục tiêu : thông báo hoặc quyêt định .Thào luận không phải là mục tiêu của cuộc họp.
2/ Tập trung người tham dự:
Lập danh sách người tham dự,cân nhắc xem mỗi người có nên tham dự suốt buổi họp hay không. Xác định dứt khoát thời gian cho cuộc họp ( thời điểm, họp trong bao lâu). Tôn trọng lịch làm việc của người tham dự.   
3/ Lập chương trình buổi họp:
Là danh mụccác công việc chính cần xem xét để đạt mục tiêu của cuộc họp. Bạn có thể sử dụng cho chính mình hoặc phân phát cho mọi người dự họp.
việc phân phát cho mọi người có điểm mạnh là có thể giúp mọi người biết trước & theo sát chương trình họp, nhưng điểm yếu là có thể làm phân tán, bị rối , phân tán suy nghĩ của mọi người.
4/ Kiểm soát cuộc họp:  Việc kiểm soát giúp cuộc họp được tiến hành trôi chảy và đi đúng trọng tâm.
cần :
_ Bắt đầu đúng giờ, dù có người tới trễ.
_ Tóm tắt ngằn gọn mục tiêu.
_ Nếu không phát chương trình cho mọi người thì phải bảo đàm mọi người hiểu rõ mục tiêu đề ra.
_ Nếu buổi họp kéo dài mà không đưa ra được quyết định nào thì cần phải ngăn không cho mọi người thảo luận .
_ Kiên định trong trường hợp đi trệch khỏi vấn đề đang triển khai và đề nghĩ sẽ tiếp tục trong một cuộc họp khác..
_Xếp lịch cho buổi họp tiếp theo , lập biên bản.

5/ Công việc tiếp theo: Khi cuộc họp kết thúc, hệ thống & tóm tắt lại ghi chú về diễn tiến cuộc họp, những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề cần đi sâu thêm. Bản tóm tắt này cần ngắn gọn, được làm trên cơ sở từ biên bản cuộc họp.
Hãy bảo đảm gửi lời cám ơn tới mọi người, việc này giúp mọi người thấy hài lòng khi họ dành thời gian họp.
Hết.

Nguyên tắc cơ bản của tư duy phê phán

 

Đừng vẽ nên một viễn cảnh nào khi mà bạn vẫn còn chưa hiểu biết đầy đủ về nó. Hãy thu thập đủ những thông tin cần thiết. Một trong các nguyên tắc quan trọng nhất nhưng cũng đồng thời khó thực hiện nhất trong tư duy phê phán chính là tính triệt để - tức là việc thu thập đủ tất cả những cơ sở lập luận, các chứng cứ sẵn có cho một chủ đề dựa trên sự nghiên cứu kĩ lưỡng.
Điều hiển nhiên là mọi ý kiến phải có cơ sở lập luận của nó; những tri thức không đầy đủ thường là xuất phát điểm cho những kết luận sai lệch. 

11  nguyên tắc:
  1. Thu thập đủ thông tin cần thiết.
  2. Hiểu và xác định rõ tất cả các khái niệm liên quan
  3. Đưa ra những câu hỏi về nguồn gốc của các cơ sở lập luận
  4. Đặt câu hỏi về các kết luận
  5. Chú ý các giả thiết và các khuynh hướng ngầm
  6. Đưa ra các câu hỏi về nguồn gốc của các cơ sở lập luận
  7. Đừng mong đợi mình sẽ có tất cả các câu trả lời
  8. Xem xét vấn đề trên phạm vi lớn
  9. Xem xét những nguyên nhân và hệ quả khác nhau của vấn đề
  10. Chú ý loại bỏ các tác nhân gây cản trở suy nghĩ
  11. Hiểu được những khuynh hướng và giá trị riêng của bản thân mình

Bí quyết biểu lộ cơn giận một cách tích cực / Hãy tập khẳng định bản thân!

 

Khẳng định bản thân là cách bạn thể hiện cơn giận một cách tích cực, tự tin thể hiện suy nghĩ và mong muốn của mình (assertive). Điều này hoàn toàn khác với chuyện bạn cho phép mình “nổi giận đùng đùng” để thỏa cơn giận và làm tổn thương người khác (aggressive). Khi giận, quả là thật khó để thể hiện bản thân một cách đúng mực. Bạn dễ bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực, kèm theo những phản ứng có hại cho sức khỏe (nóng bừng mặt, tim đập nhanh, run người…) và với tình trạng này bạn khó có thể đưa ra những lập luận vững chắc hoặc phản ứng một cách thích hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn học cách khẳng định bản thân và thể hiện cho người khác biết những mong đợi của mình, những giới hạn, nguyên tắc… chắc chắn bạn sẽ đạt được điều mình muốn và vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp.

Kỹ năng viết.

 

Một bài viết thành công là một bài viết
  • Giới hạn cho nhóm người đọc xác định
  • Có nội dung sắp xếp hợp lý
  • Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục
Quá trình viết một bài văn được chia làm 4 bước:
  1. Chuẩn bị: xác định đề tài, tính xem là bạn sẽ nhắm vào người đọc như thế nào, tìm kiếm tài liệu, thông tin
  2. Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài…
  3. Xem lại: xem qua chủ điểm
  4. Đọc thử: tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn…
Chuẩn bị (1):
Tất cả các dạng bài viết (viết luận, bài thi học kỳ, báo cáo thí nghiệm…) đều nên tuân theo quy trình sau:
:
Giới thiệu (mở bài)
  • Xác định chủ đề
    Nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết trong 1 hoặc 2 câu văn.
  • Xác định người đọc và các bạn sẽ viết để tiếp cận họ
    Ai sẽ đọc bài này? Là thầy cô giáo chấm điểm hay sinh viên hướng dẫn? hay là chỉ là bạn cùng lớp? hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này?...
    Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc
    Tìm giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó
  • Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến
    Thành lập danh sách các ý, từ quan trọng- khoảng 50 từ- những từ, cụm từ là nền tảng giúp bạn nghiên cứu chủ điểm và bắt tay vào viết.
    Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề bạn định viết.

Thuyết trình hiệu quả.

 

Thuyết trình  trước đám đông là tên của rất nhiều cuốn sách. Tâm lý học mổ xẻ chủ đề này đã từ lâu. Vài điều dưới đây góp vài ý nhỏ mọn về việc này.
***
Để đảm bảo quan điểm của bạn được rõ ràng, cần phải biết giảm thiểu những điều bạn nói

1/ Đơn giản:
 Không đánh giá quá cao khả năng tiếp nhận của thính giả. Điều này dễ xảy ra trong chúng ta vì thói quen trong bản năng luôn suy nghĩ người khác luôn giống mình.
Nếu có sai lầm đó, chúng ta sẽ mất khả năng tập trung của thính giả. Thính giả có thể chưa biết điều bạn nói, song luận điểm của bạn đơn giản, dễ hiểu và thẳng thắn thì chúng ta vẫn luôn nhận được sự quan tâm của thính giả.

2/ Ngắn gọn:
Việc khó nhất với người thuyết trình là không biết có nên bỏ hay không những điều bạn thích nói. Chúng ta sẽ mất hay không khí chung sẽ không còn "chất" là sự chú ý của mọi người nếu chủ đề chính lâu được đề cập trực tiếp. Nhưng người thuyết trình cũng cần nhớ, việc nói rộng ra một chút tạo nên sự hấp dẫn của chủ đề chính.

Sáng tạo trong công việc.

 

1 / Việc nhân viên nhận thức thông tin thế quan trọng như chính thông tin đó vậy. Đây chính là hoạt động sáng tạo.
2 /Những ý tưởng sáng tạo có thể củng cố sức mạnh của tập thể ( công ty..)
3/ Chúng cũng góp phần loại bỏ nhũng hạn chế trong công việc.
4/ Lời giải cho vấn đề sáng tạo nằm ở tâm lý của cả một con người.

Phong cách tạo ảnh hưởng.

 

Để tạo ảnh hưởng, cần theo nhưng nguyên tắc sau một cách nghiêm túc: 

1/ Hợp lý hóa : Sử dụng logic . nêu ra , sử dụng những sự kiện thật cùng lý luận . Đồng thời đưa ra những dẫn chứng mà mọi người không thể không đồng tình.

2/ Khẳng định : Dựa trên quy tắc, pháp luật và thẩm quyền. Thử thách ý tưởng của người khác khi họ không đồng tình với bạn. Gây áp lực buộc những người khác đồng tình quan điểm của bạn.

3/ Đàm phán : Tìm kiếm sự thỏa hiệp & nhựng nhượng bộ để đạt được những kết quả đáp ứng mối quan tâm lớn của bạn. Tạo sự cân bằng và trao đổi để đáp ứng mối quan tâm lớn hơn. Trì hoãn các cuộc thảo luận tới khi có thời gian thuận lợi hơn.

4/ Cảm hứng : Khuyến khích người khác hoàn thành nhiệm vụ bằng cách chia sẻ và khơi gợi khả năng của họ. Bạn có thể truyền cảm hứng với những câu chuyện.

5/ Bắc cầu : Bạn có thể tạo ảnh hưởng bằng cach kết nối quan hệ với người khác dựa trên sự có đi có lại.

Làm việc với người khó tính.

 Đã bao giờ bạn phải bức xúc thốt lên những câu như “Giá mà tôi không phải làm việc cùng với anh A hay cô B…”? Quả thật, làm việc với những đồng nghiệp, sếp hay khách hàng khó tính không dễ chút nào, đôi khi điều này còn tạo ra những cảm xúc tiêu cực, làm giảm năng suất làm việc của bạn nữa. Tuy nhiên, nếu bạn chinh phục được những đối tượng này, công việc của bạn và cả nhóm sẽ hiệu quả hơn, thành công hơn và bạn sẽ cảm thấy ngày càng tự tin, trưởng thành hơn rất nhiều…

Bạn có thể rèn luyện một số bí quyết sau đây để làm việc hiệu quả với những người “trái tính, trái nết” này.
Nhận diện những người khó tính
Trước tiên, bạn cần phải nhận diện được những người thật sự khó tính bởi vì có những người chỉ khó tính nhất thời khi họ đang trong giai đoạn “sáng nắng chiều mưa” vì một vấn đề nào đó. Vậy để nhận diện được những người thật sự khó tính bạn phải bình tĩnh dành thời gian xem xét hay hỏi nhận định của những người chung quanh như:
- Có phải anh A hay cô B lúc nào cũng khó tính như vậy hay không, hay chỉ trong một số tình huống và đối tượng nhất định?

NHỮNG MÓN QUÀ VÔ GIÁ !

 

Có những món quà .. bạn không cần phải mua .. nhưng lại vô cùng ý nghĩa và có giá trị lớn lao .. khi bạn trao tặng cho bạn bè, người thân và cho cả chính bạn...

Món quà của SỰ LẮNG NGHE :
Hãy thật sự lắng nghe, chia sẻ những nỗi đau, tâm sự vui buồn cùng người khác. Hãy lắng nghe không chỉ bằng đôi tai mà bằng tất cả tấm lòng.

Món quà của SỰ QUAN TÂM :
Hãy dành thời gian để quan tâm đến người thân, bạn bè đồng nghiệp, xem những vấn đề của họ như là của chính bạn. Hãy để mọi người cảm nhận tình cảm của bạn qua những hành động bạn thể hiện hàng ngày.

Nên & không nên khi thuyết phục người khác.

 

Bạn muốn ý kiến của bạn được chấp nhận?
Bạn muốn người khác làm theo mong muốn của bạn một cách tự nguyện?
Nếu bạn có tài thuyết phục, công việc và cuộc sống của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Bạn dễ đạt được sự đồng thuận, hỗ trợ của những người xung quanh. Thuyết phục là một kỹ năng cần thiết và bạn nên dành thời gian luyện tập.
Trước tiên, bạn cần hiểu rằng thuyết phục không phải là cố buộc ai đó đồng ý với bạn. Thuyết phục là chia sẻ để đi đến sự đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau, từ đó cùng nhau hợp tác để hướng đến mục tiêu, quyền lợi chung của đôi bên.
Sau đây là một số lưu ý nên và không nên làm khi thuyết phục :

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM

Chuẩn bị kỹ
Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ quan điểm của mình và có những lập luận chặt chẽ cho chúng để có thể tự tin ứng phó với bất kì sự phản biện nào. Giả sử như bạn muốn chứng minh rằng tháp Eiffel cao hơn Tượng Nữ Thần Tự Do, bạn phải chuẩn bị kỹ những chứng cứ rõ ràng, cụ thể.

Tin mà không nghi.

 

Bí quyết:

Không vì tin đồn của một vài người mà dao động, không vì tiểu tiết của người cấp dưới mà nghi ngờ không tin, càng không nên nghe bóng nghe gió mà nghi ngờ vô cớ.

Tin tưởng người được giao việc hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng các thành viên sẽ chung lòng, hết lòng vì lợi ích đơn vị, tạo cơ hội thành công cho người gặp trắc trở, khó khăn.

Phát hiện ý đồ phản bội thật của nhân viên và những kẻ không chung thành và phải có hành động quyết đoán dứt khoát để loại trừ hậu hoạ.

Nhân viên của bạn rất cần sự tín nhiệm của bạn

Dùng người không nghi là một nguyên tắc quan trọng của việc dùng người.

Cửa sổ Johari

 

Lý thuyết này được Joseph Luft Và Hari Ingham .
Theo lý thuyết này thì :
1/ Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ  thông tin về bản thân.
2/ Có thể tự hiểu về bản thân và những vấn đề của bản thân bằng phản hồi của người khác.

Nếu mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp hiểu lý thuyết này, thì họ sẽ biết cách nhận và phản hồi thông tin, biết cách bộc lộ bản thân để tinh thần làm việc nhóm và  sự đoàn kết cao hơn.

Căn cứ hình trên . chúng ta thấy  đường chéo của cửa sổ - Việc chia sẻ thông tin rất quan trọng vì khi đường chéo dài ra thì cửa sổ sẽ rộng ra , nó sẽ giúp việc kể hay hỏi- một việc khó làm khi mới làm quen  dễ dàng hơn.

Cửa sổ phản ánh thực về mối quan hệ.  

6 kiểu lãnh đạo.

 Chào các bạn, khi đã đi làm, chỉ có hai hình thức cho tất cả mọi người. Hoặc mình là người  lãnh đạo và bị lãnh đạo. Hai là người chỉ bị lãnh đạo.

Có 6 kiểu lãnh đạo . Tùy nơi, tùy người mà chúng có thể được áp dụng duy nhất hoặc tổng hợp. 

Cách áp dụng sáng tạo, kết hợp, tùy nơi, tùy người, tùy lúc. tùy việc khó nhất nhưng sẽ làm doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phát triển, bền vững.
Sau đây là 6 kiểu lãnh đạo đó: 

Đàm phán và thương lượng

 

Chào các bạn, có nhiều việc quan trọng cho người làm nhân sự với nhân viên hoặc cấp trên hàng ngày là  đàm phán và thương lượng.
Mình hy vọng bài viếtsẽ làm các bạn đắc ý giống mình

Theo các nhà nhân chủng học, 90% ý nghĩa lời nói đều được truyền tải thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử phi ngôn ngữ được đánh giá cao. Nếu không hiểu được những ý nghĩa phi ngôn ngữ thì sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.
có ba bước trong giao tiếp phi ngôn ngữ:

Tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

 

Theo quy luật tâm lý, niềm vui công việc là một động lực quan trọng nhất để nhân viên làm việc .
Có 6 ( sáu ) cách tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

1/ Tạo điều kiện cho nhân viên làm lãnh đạo :
Cách làm này đem đến một môi trường sáng tạo bình đẳng. Chúng ta cần tăng cường sức mạnh của công ty và vai trò lãnh đạo với một mức độ thích hợp ( về thời điểm, công việc, có thể không liên tục...) luôn cần thiết .
Tổ chức các  buổi teambulding là một hình thức tạo điều kiện để nhân viên lãnh đạo.

7 bước để làm chủ cảm xúc.

 

Làm chủ cảm xúc là điều kiện rất quan trọng cho người làm nhân sự. Người làm chủ cảm xúc sẽ xử lý sự việc hợp lý, hợp tình..
Bài viết sau có thể cho người đọc một vài gợi ý .


Bước 1. Nhận thức vấn đề
Bước đầu tiên là nhận thức được cảm xúc của bản thân mình. Điều này có vẻ khá mơ hồ nhưng là bước cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi bạn đang lái xe và có người khác bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể thể hiện sự bực tức bằng cách hét lên với người lái xe kia… Hãy nhận biết cảm xúc của mình và điều gì gây ra cho bạn cảm xúc ấy.

Những kỹ năng quản lý cơ bản.

 

1/ Kỹ năng nắm bắt nhu cầu đặc trưng của các vị trí

Trong mỗi tổ chức, mỗi thành viên đều có yêu cầu & đặc trưng công việc riêng biệt, vì vậy, người quản lý, lãnh đạo phải :
_ Biết nhu cầu & những đặc trưng của bản thân.
_Nhận biết nhu cầu & đặc trưng của từng thành viên trong tổ chức. Việc này dễ dàng giúp người lành đạo dễ dàng hơn trong việc cộng tác với mỗi thành viên ở góc độ cá nhân để giúp họ phát huy khả năng của mình.
_ Sự gắn kết này hỗ trợ quá trình hoàn tất công việc và lập kế hoạch.
_ Ngoài ra còn tạo lòng tin.

Nhà quản lý có thể tìm hiểu những thông tin sau để có những nhu cầu, đặc trưng

Thế nào là quản lý ?

 1/ Khái niệm


Quản lý là một phương thức làm cho hoạt động hướng tới mục tiêu được hoàn thành với một hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác.
 Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản lý có thể sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát.
Quản lý là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát nhân, tài, vật lực và thông tin của một tổ chức một cách có ích và có hiệu quả nhằm theo đuổi những mục tiêu của tổ chức. 

Hiệu quả của quản lý
Kết quả quá trình quản lý là đầu ra của quá trình đó theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó.
Khi so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, chúng ta có khái niệm hiệu quả. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được cao hơn so với chi phí; và hiệu quả thấp khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được. 

Hoạt động quản lý có hiệu quả khi:
- Đầu vào giảm và đầu ra giữ nguyên
- Đầu vào giữ nguyên và đầu ra tăng lên
- Đầu vào giảm và đầu ra tăng lên
So sánh hiệu quả và kết quả:
- Hiệu quả gắn liền với phương tiện, trong khi kết quả gắn liền với mục tiêu thực hiện, hoặc mục đích;
- Hiệu quả là làm được việc, còn kết quả là làm đúng việc;
- Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra.
Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản lý chính là vì muốn có hiệu quả; và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản lý.
Quá trình quản lý
-  Hoạch định gồm việc định rõ những mục tiêu của tổ chức, thiết lập một chiến lược toàn bộ để thực hiện những mục tiêu và phát triển một hệ thống gồm những kế hoạch hạ cấp để tổng hợp và phối hợp những hoạt động.
-   Tổ chức gồm việc xác định những nhiệm vụ phải làm, ai sẽ thực hiện những nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ đó được tập hợp như thế nào, ai báo cáo cho ai, và những quyết định được làm ra ở đâu.
-  Điều khiển bao gồm việc động viên những người dưới quyền, điều khiển những hoạt động của những người khác, chọn lọc một kênh thông tin hiệu nghiệm nhất, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn, thay đổi,…
-   Kiểm tra bao gồm các công việc theo dõi các hoạt động, so sánh với mục tiêu đặt ra và điều chỉnh, sửa chữa những sai lệch so với mục tiêu.

Thông tin công việc.

 

 một doanh nghiệp, xây dựng các bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc có chất l­ượng tốt có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hiệu quả nguồn nhân lực
  Tuy nhiên, việc truyền đạt những tài liệu này tới tất cả mọi ngư­ời trong tổ chức còn quan trọng hơn.
.
 Truyền đạt các tài liệu tới nhân viên là một quá trình liên tục, bởi vì chúng thư­ờng xuyên đư­ợc cập nhật. Không thể chờ cho đến khi các tài liệu đã hoàn tất mới phổ biến đến các nhân viên. 

Việc truyền đạt có thể bắt đầu bằng quá trình phân tích công việc thông qua việc lôi cuốn các nhân viên tham gia vào phát triển bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc của họ. 

Một vài ph­ương pháp mà công ty nhỏ có thể áp dụng để truyền đạt các tài liệu công việc tới các nhân viên : 

 Lôi cuốn sự tham gia của nhân viên
  Lôi cuốn những ng­ười đảm nhiệm công việc, những ngư­ời quản lý trực tiếp và các nhân viên có liên quan tham gia vào quá trình phân tích công việc là rất quan trọng. Bởi họ là nguồn thông tin và là những ngư­ời sẽ triển khai thực hiện các tài liệu công việc đã đ­ược xây dựng. 

 Sổ tay hư­ớng dẫn 
 Có thể truyền đạt bằng cách tập hợp toàn bộ các bản mô tả công việc, bản yêu cầu chuyên môn và bản tiêu chuẩn kết quả công việc của tất cả các vị trí công việc hiện tại (và tư­ơng lai) vào trong sổ tay h­ướng dẫn của công ty và cho phép tất cả các nhân viên tiếp cận với chúng. 

 Bảng thông báo 
 Bảng thông báo của công ty là một ph­ương pháp khác để truyền đạt cho nhân viên. Có thể đ­ưa lên bảng thông báo các tài liệu công việc hoặc bất cứ sự thay đối nào trong tài liệu công việc. Để thực hiện có hiệu quả việc này, cần phải có các quy tắc về việc sử dụng bảng thông báo của công ty. Bảng thông báo cần phải đ­ược đặt tại các khu vực mà tất cả các nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận. 

 Bản tin 
 Một số công ty thư­ờng xuyên phân phát bản tin tới các nhân viên của mình. Bản tin có thể bao gồm các tài liệu công việc và nó là một công cụ quý báu phục vụ cho việc truyền đạt thông tin đến các nhân viên. 

 Ch­ương trình định hu­ớng nhân viên 
 Ch­ương trình này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ng­ười mới vào làm việc ở công ty. Các ch­ương trình định h­ướng cũng là một công cụ phục vụ cho việc cập nhật những thay đối trong các tài liệu công việc của các nhân viên hiện có.

Cuối cùng, để công việc tiến hành đ­ược hiệu quả, ai là ng­ười truyền đạt thông tin? 
Sẽ không hiệu quả nếu ngư­ời phụ trách quản lý nguồn nhân lực hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với việc xây dựng và truyền đạt các tài liệu công việc. 
Xét cho cùng thì ng­ười phụ trách quản lý nguồn nhân lực không thể hiểu biết công việc của từng công nhân bằng những ng­ười giám sát trực tiếp hay các trư­ởng phòng/bộ phận. Sau khi các tài liệu công việc đã đư­ợc xây dựng xong thì các trưởng phòng/bộ phận (nếu có) cũng sẽ sử dụng chúng như­ là công cụ để quản lý công nhân của họ. Vì vậy, việc các trư­ởng phòng/bộ phận tham gia vào việc xây dụng và truyền đạt những tài liệu công việc này là rất quan trọng

4 vai trò cần hướng tới.

 Để phát triển nghề nghiệp, nhân viên nhân sự cần hướng tới 4 vai trò :


1/ Cộng sự chiến lược ( với lãnh đạo doanh nghiệp).

- Có thể kết hợp chiến lược kinh doanh với các chính sách nhân sự
- Có ý thức cạnh tranh.
- Hường tới khách hàng.
- Phát triển sự nhạy bén về kinh doanh.

2/ Chuyên gia quản lý :

- Quản lý hiệu quả các hoạt động nhân sự.
- Tái cấu trúc các hoạt động nhân sự qua việc áp dụng công nghệ mới.
-Thiết kế, hợp lý hóa các tiến trình làm việc.
- Cải tiến liên tục tất cả các tiến trình tổ chức.
- Đánh giá kết quả nhân sự dựa trên hiệu quả làm việc về chi phí và chất lượng.
- Tạo ra các giá tri gia tăng cho tổ chức.

3/ Đại diện nhân viên : 

- Tiếng nói của nhân viên trong các thảo luận và ra quyết định của lãnh đạo.
- Công bằng và nguyên tắc.
- Đảm bảo các lo lắng , quan tâm của nhân viên được lắng nghe.
- Giúp nhân viên tìm ra cách thức, phương pháp mới hoàn thành cộng việc.

4/ Tác nhân của sự thay đổi : 

- Quản lý sự thay đổi trong chức năng nhân sự.
- Phát triển kỹ năng tạo ảnh hưởng.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.

5 KIỂU NGƯỜI CƠ BẢN TRONG LÀM VIỆC NHÓM

 Tác giả : Hải Minh.

Những bài học và kinh nghiệm rút ra rằng bất cứ ê kíp làm việc hiệu quả nào đều bao gồm 5 kiểu người cơ bản được tạo nên bởi trình độ và khả năng.
Bạn có thể nhận ra bản thân mình trong số đó và nhận ra rằng chỗ thích hợp cho mình trong bất cứ hoạt động của ê kíp làm việc đều phụ thuộc vào ê kíp đó. Trong quá trình cố gắng thiết lập hoạt động mạng và cùng nhau đẩy mạnh công việc kinh doanh chúng ta phải nhận thức rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi cá nhân xung quanh mình và biết vị trí của mình trong quá trình hoạt động.

Ngưòi lập kế hoạch, người đưa ra ý tưởng
Là những người luôn cố gắng tìm ra “một cái gì đó” ở những nơi mà người khác cho là “không có gì cả”. Thường có những ý tưởng “đặc biệt” mặc dù chưa có bất kì cơ sở nào để thực hiện nhưng họ chắc chắn nó sẽ khả thi. Đây là người có tầm nhìn xa và có thể thấy viễn cảnh tương lai đằng sau những khó khăn ban đầu. Mạo hiểm, nhìn ra vấn đề và nhanh chóng đưa ra giải pháp và thường là giải pháp có hiệu quả.

Người đi đầu (hay còn gọi là người tiên phong)
Có tư tưởng cởi mở, sẵn sàng đưa ra và thực hiện các ý tưởng mới. Tiên phong trong việc đưa ra phương pháp khả thi cho các kế hoạch và việc thực hiên các nhiệm vụ, thích tiến hành mọi việc một cách nhanh chóng, hơi mạo hiểm. Có xu hướng tiến hành công việc mà không nghĩ tới hậu quả, luôn nghĩ tới việc biến suy nghĩ thành hành động.
Người phân tích (hay còn gọi là người thẩm định)
Xem xét mọi khía cạnh dù là nhỏ nhất. Phân tích, thách thức và xem xét, họ được coi là người “dội gáo nước lạnh’’ vào các ý tưởng. Thường không phải là những người mạo hiểm và hiếm khi đưa ra ý tưởng mới. Không phản ứng vội vàng, đôi khi lại quá bảo thủ nhưng có lúc sẽ khiến nhóm làm việc phải xem xét lại ý tưởng.
Người tiến hành
Biến kế hoạch thành biện pháp khả thi. Họ muốn ai đó lập kế hoạch hành động để họ tiến hành. Có năng lực và phương pháp, không quan tâm tới các ý kiến xung quanh. Đặc biệt là họ không thích bị lãnh đạo, họ muốn hoàn thành tốt công việc với các phương pháp làm việc cẩn thận, hiệu quả. Công bằng mà nói họ là những “con ong chăm chỉ’’ và là người xúc tiến cũng như tiến hành công việc.
Trợ lý
Nắm rõ nhiệm vụ của dự án tổng thể và mục tiêu lâu dài của công ty, là người giữ vai trò liên lạc, chịu trách nhiệm tiến hành kế hoạch từ khâu này đến khâu khác đồng thời giảm các xung đột, bất đồng xuống mức thấp nhất, hiểu rõ vai trò của các nhân tố trong kế hoạch hoạt động và có khả năng dẫn dắt chỉ đạo ê kíp làm việc khi nảy sinh bất đồng để tiết kiệm thời gian và hoạt động hiệu quả.
Mỗi một phương pháp khác nhau sẽ nảy sinh ê kíp làm việc khác nhau nhưng vẫn cùng một khung thời gian và vai trò của cá nhân tham gia ê kíp đó. Trong thiết lập mạng lưới việc kết hợp sử dụng các thế mạnh để khắc phục đIểm yếu của mỗi cá nhân là một bước quan trọng để phát triển. Giảm xung đột, nuôi dưỡng các ý tưởng và sáng kiến. Thận trọng trong việc học hỏi kinh nghiệm chuyên môn để “thực hiện nhiệm vụ”. Thấy rõ hiệu qủa công việc và chú trọng vào các yếu tố dù là nhỏ nhất. Xác định yếu tố cần thiết của mục tiêu tổng thể. Với tư cách là người lãnh đạo các doanh nghiệp liên doanh, nếu biết coi trọng sự kết hợp các yếu tố chúng ta sẽ thành công.
About these ads